Gửi tiền trực tiếp tại quầy
Gửi tiền trực tiếp tại quầy là một quy chế về tiền gửi, được quy định rõ ràng tại các ngân hàng. Tuy nhiên, thực tế vẫn có một số trường hợp đặc biệt. Khách được coi là VIP được nhân viên quen biết hỗ trợ mở tài khoản tiền gửi mà không cần đến ngân hàng thực hiện các thủ tục liên quan.
Việc này tuy tiện lợi nhưng lại tiềm ẩn nguy hiểm, có thể xảy ra trường hợp nhân viên ngân hàng không nộp tiền vào tài khoản của khách hàng hoặc không đưa đầy đủ các giấy tờ để khách hàng ký hoặc sau khi khách hàng ký thì nhân viên tráo hồ sơ. Tất cả những tình huống này đều dẫn tới khả năng khách hàng mất trắng.
Khi giao dịch tại quầy, hoạt động giao dịch của khách hàng sẽ được camera ghi hình lại. Đây được coi là một bằng chứng tốt nếu có sự cố xảy ra.
Trường hợp khách hàng có sẵn tiền trong tài khoản và không muốn đến ngân hàng thực hiện giao dịch mở sổ tiết kiệm thì có thể xem xét hình thức gửi tiết kiệm online.
Không ký sẵn chứng từ trống
Khi làm thủ tục gửi tiền, rút tiền, chuyển tiền hay bất cứ giao dịch nào khác tại ngân hàng, khách hàng không được ký vào các tờ giấy trắng.
Ngân hàng có quy định rõ ràng về các mẫu giấy tờ giao dịch về gửi tiền, rút tiền, chuyển tiền. Nhân viên ngân hàng phải tuân thủ đúng quy trình khi giao dịch với khách.
Nhân viên có thể lợi dụng các mẫu giấy trắng có chữ ký của khách hàng để điền thông tin và âm thầm rút tiền của khách theo nhiều cách khác nhau. Thậm chí tin nhắn rút tiền cũng không được gửi tới số điện thoại mà khách hàng đã đăng ký. Chỉ đến khi khách đến ngân hàng thực hiện các giao dịch liên quan đến số tiền đã gửi thì mới phát hiện vấn đề.
Bảo quản sổ tiết kiệm cần thận
Sổ tiết kiệm là một giấy tờ quan trong chứng minh số tiền khách đã gửi vào ngân hàng. Do đó, nó phải được bảo quản cẩn thận. Khi mất sổ tiết kiệm, khách hàng phải liên hệ ngay với ngân hàng.
Trong vòng 24 giờ sau khi thông báo bằng điện thoại, khách hàng trực tiếp đến văn phòng giao dịch của ngân hàng để làm giấy báo mất sổ tiết kiệm.
Khách hàng không cho bất kỳ ai mượn sổ tiết kiệm vì nhiều trường hợp có thể giải chữ ký, giả giấy tờ tùy thân, cấu kết với nhân viên ngân hàng để rút tiền.
Ngoài ra, khách hàng gửi tiền cũng không được để nhân viên ngân hàng nợ sổ tiết kiệm sau khi đã mở tài khoản tiền gửi. Khi đó, nhân viên ngân hàng có thể không gửi tiền vào tài khoản của khách mà gửi vào một tài khoản khách để rút tiền.
Kiểm tra nội dung sổ tiết kiệm
Để tránh tình trạng nhân viên nhập sai số tiền, sai thông tin... khách hàng phải kiểm tra thật kỹ các thông tin trên sổ tiết kiệm.
Khi nhận sổ tiết kiệm, khách hàng hãy chú ý đến các thông tin như tên ngân hàng, loại tiền, số tiền; kỳ hạn gửi tiền; ngày gửi tiền; ngày đến hạn; lãi suất; phương thức trả lãi; số CMND/CCCD hoặc hộ chiếu; số thẻ, con dấu, chữ ký của Trưởng đơn vị (hoặc người được ủy quyền)…
Kiểm tra số tiền gửi tài khoản ngân hàng định kỳ
Khách hàng có thể kiểm tra tiền gửi định kỳ hàng tuần, hàng tháng để phòng trường hợp bị mất tiền. Nếu thấy bất thường, khách hàng có thể báo ngay với ngân hàng hoặc cơ quan chức năng để có biện pháp xử lý ngay.
Nếu không chú ý việc này, khách hàng có thể sẽ rơi vào tình huống khó thu hồi lại tiền của mình. Khi báo muộn, cơ quan chức năng và ngân hàng sẽ phải mất nhiều thời gian hơn trong việc điều tra, truy tốt, xét xử, kể cả việc thi hành án cũng mất nhiều thời gian, đặc biệt là khi kẻ lấy cắp không có đủ khả năng hoàn trả lại tiền cho khách hàng.
Việc kiểm tra số dư này có thể thực hiện qua tài khoản Internet Banking hoặc Mobile Banking đã được khách hàng đăng ký với ngân hàng từ trước đó.
Lưu ý, tuyệt đối không cung cấp tài khoản Internet Banking, Mobile Banking, các loại mật khẩu, mã OTP cho bất kỳ ai.
Cẩn trọng trong các giao dịch trực tuyến
Khi nhận được tin nhắn từ mạng xã hội hay email, khách hàng không được nhấn vào các đường link lạ. Các liên kết này có thể dẫn đến việc làm lộ thông tin tài khoản ngân hàng và kể xấu lợi dụng điều đó để rút tiền.