Chi tiêu nhiều hơn bạn có
Thật dễ dàng để tiêu nhiều tiền hơn những gì bạn có cho dù bạn sử dụng tiền mặt, thẻ tín dụng hay bất kỳ hình thức thanh toán nào khác. Ngay cả khi bạn có một khoản tiền tiết kiệm trong tài khoản ngân hàng thì không có nghĩa là bạn muốn sử dụng bao nhiêu tùy thích. Việc chi tiêu không tính toán khiến số tiền tiết kiệm đó sẽ "bốc hơi" nhanh chóng và sớm hay muộn bạn sẽ rơi vào cảnh nợ nần.
Mua sắm bốc đồng
Mua sắm bốc đồng là một trong những thói quen tồi tệ nhất giữ bạn trong nợ nần. Bạn mua sắm không có kế hoạch và không có dự tính từ trước. Bạn có thể dạo quanh khu vực bán hàng và khi thấy một món hàng nào đó bắt mắt thì sẽ ngay lập tức chọn nó vào giỏ hàng của mình. Chính từ việc chi tiêu không có kế hoạch và không đúng mục đích đã khiến bạn không ít lần rơi vào tình cảnh “cháy túi” khi đi mua sắm. Bạn nên nhanh chóng điều chỉnh cách chi tiêu của mình, nếu như không muốn khả năng tài chính của bạn luôn ở trong tình trạng tồi tệ và kiệt quệ.
Sử dụng thẻ tín dụng ngay cả khi bạn có tiền mặt
Việc dễ dàng sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán ngày nay có thể khiến bạn chi tiêu nhiều hơn mức cho phép. Khi dùng tiền mặt, số tiền bạn chi trả cho các khoản mua sắm sẽ bị giới hạn. Trong khi đó, việc sử dụng thẻ tín dụng khiến bạn khó kiểm soát được hành vi mua sắm của mình. Vì vậy, bạn nên sử dụng tiền mặt cho việc mua bán hàng ngày, nó sẽ giúp bạn có thể đưa ra giới hạn và đánh giá lại những gì bạn đang mua.
Không kiểm đếm số tiền bạn chi tiêu mỗi ngày
Trong khi một số người coi đây là sự phiền phức, kiểm đếm số tiền bạn chi tiêu hàng ngày thực tế lại rất có lợi. Bạn có thể phát hiện ra liệu mình có đang chi tiêu nhiều hơn mức cho phép hay không. Nếu có, bạn cần xác định những chi phí không cần thiết và loại bỏ chúng.
Không lập ngân sách
Ngân sách không chỉ cần thiết cho các kế hoạch tài chính hàng tháng hoặc hàng năm. Bạn có thể thiết lập ngân sách cho từng ngày. Điều này có vẻ như là một rắc rối cho một số người, nhưng đó lại là cách tuyệt vời giúp bạn hạn chế được việc bội chi ngân sách hoặc lãng phí tiền bạc do mua sắm bốc đồng.
Không biết bạn có bao nhiêu tiền
Một trong những điều tồi tệ nhất khi bạn đang trong nợ nần là không biết mình thật sự có bao nhiêu tiền. Nếu không nắm được thông tin quan trọng này, bạn có nguy cơ chi tiêu nhiều hơn những gì bạn có. Biết được tình hình tài chính của mình giúp bạn kiểm soát tốt hơn thói quen chi tiêu và tránh "lún" sâu vào nợ nần.
Tiết kiệm quá ít hoặc không hề tiết kiệm
Cách tốt nhất để phòng tránh các khoản nợ không mong đợi là phải lường trước chúng. Phải dự phòng một quỹ nhất định để trang trải trong trường hợp có sự cố như bệnh tật, thất nghiệp hay ly hôn. Cũng phải tính tới các khoản chi sẽ xuất hiện trong tương lai hoặc các khoản có khả năng tăng giá.
Nếu không có một quỹ như vậy hoặc có nhưng quá ít, không còn lựa chọn nào khác để khắc phục sự cố ngoài việc đôn đáo đi vay nợ. Và đó mới chính là sự cố nghiêm trọng nhất, gây hậu quả lâu dài nhất và khiến người ta dễ rơi vào vòng luẩn quẩn không lối thoát.
Cờ bạc
Không cần bàn cãi gì thêm. "Cờ bạc là bác thằng bần", như lời người xưa đã đúc kết. Người giàu và cực giàu coi nó là thú vui tiêu khiển vừa tầm trong khi người nghèo và rất nghèo coi nó là cơ hội đổi đời hoặc ít ra là gia tăng thu nhập nhanh chóng.
Song điểm chung mà tất cả họ đều trải qua là những phút giờ căng thẳng, nhiều khi thức trắng đêm bên khói thuốc để rồi tốn hàng đống tiền cho bệnh viện về sau. Đó còn là việc đóng tiền nuôi bộ máy cờ bạc của các ông trùm không mấy khi chịu lỗ. Họ không phải là dạng người quen bỏ tiền xây chốn vui chơi miễn phí cho bất cứ ai.
Bệnh tật
Cũng không cần bàn cãi gì thêm. Vấn đề là cách phòng chống nó. Ở các nước phát triển, người dân thường có bác sỹ riêng và luôn nhớ lịch khám định kỳ, trong khi ở các nước đang phát triển, chỉ tới với bác sỹ khi nào đã rõ là mình mắc bệnh.
Đây là vấn đề đáng nói. Tưởng rằng làm như người dân ở các nước phát triển là tốn kém, song thực ra, vì khám bệnh theo kiểu khách quen và luôn phòng được bệnh tốt hơn, hoặc ít ra là phát hiện sớm và chữa được khi nó chưa nghiêm trọng, nên thường tiết kiệm được chi phí hơn mỗi ca trọng bệnh ở các nước nghèo. Và hơn hết, không cái giá nào đắt hơn cái giá của một mạng sống mất đi do không kịp thời phát hiện.
Thất nghiệp
Điều đó là rõ ràng. Thất nghiệp đồng nghĩa với giảm thu nhập nhưng lại tăng nhu cầu giải trí và vui chơi do thừa quá nhiều thời gian. Thất nghiệp là ủ rũ âu sầu tiêu dao trong bia rượu cờ bạc hoặc đôn đáo đi tìm ngay chỗ làm mới trong khi tâm lý chưa ổn định khiến tình trạng ấy càng kéo dài thêm...
Thất nghiệp thực ra cũng không quá đáng sợ, nếu coi nó như một quãng nghỉ ngơi lấy lại sức cho một giai đoạn làm việc mới trong sự nghiệp của mình. Do vậy, điều mà những người thất nghiệp tỉnh táo ở phương Tây hay làm là lên kế hoạch sử dụng số tiền còn lại, dành ra chút ít cho một chuyến du lịch lấy lại sự thư thái cho mình để rồi tìm kiếm công việc mới.
Tin mới nhất vụ cô giáo ở Sơn La bị 5 học sinh giở trò đồi bại (Xã hội) - (Phunutoday) - Hiện cơ quan công an đã bắt tạm giam 5 học sinh lớp 9 giở trò đồi bại với cô giáo tiểu học dạy lớp cắm bản Suối Bon. |
Clip y tá đánh trẻ sơ sinh 4 ngày tuổi đến nứt sọ gây phẫn nộ (Xã hội) - (Phunutoday) - Chỉ vì khóc lúc 2h sáng, bé gái 4 ngày tuổi đã bị nữ hộ sinh đánh đập tàn nhẫn đến nứt hộp sọ khiến dư luận phẫn nộ. |