Điểm danh những loại cá dễ nhiễm ký sinh trùng, cần chú ý kỹ khi mua và chế biến

10:18, Thứ bảy 05/10/2024

( PHUNUTODAY ) - Khi chọn mua thực phẩm cho gia đình, bạn nên cẩn thận trong khâu mua và chế biến vì có rất nhiều loại cá dễ nhiễm ký sinh trùng như cá chép, cá rô phi…

Mặc dù ký sinh trùng tồn tại trong cá và không làm chúng bị chết nhưng nếu chúng ta ăn các món từ cá chưa nấu chín, ký sinh trùng có thể truyền sang cơ thể và gây ra các vấn đề nguy hiểm sức khoẻ. 

Những loại cá nước ngọt dễ nhiễm ký sinh trùng

- Cá trắm: Đây là loại cá dễ nhiễm giun ký sinh và các loại sán. Vì cá trắm thường sống ở nơi có nhiều bùn đất là tầng nước đáy nên rất thuận lợi để phát triển ký sinh trùng.

- Cá chép: Sán lá gan là một trong những loại ký sinh trùng thường gặp nhất ở cá chép. Nếu không may nhiễm sán lá gan, bạn có thể gặp phải các triệu chứng như sốt, đau bụng, buồn nôn, viêm gan… Nếu không được điều trị kịp, các bệnh này sẽ gây ra biến chứng nghiêm trọng như xơ gan…

Sán lá gan là một trong những loại ký sinh trùng thường gặp nhất ở cá chép.

Sán lá gan là một trong những loại ký sinh trùng thường gặp nhất ở cá chép.

- Cá quả: Vì là loại cá sống nhiều ở ao hồ cũng như các vùng nước đọng nên cá quả (cá lóc) dễ nhiễm các loại giun ký sinh nguy hiểm.

Những loại cá nước lợ dễ nhiễm ký sinh trùng

- Cá basa: Do môi trường nước lợ ở những nơi như kênh rạch, sông ngòi… là điều kiện lý tưởng để các loại ký sinh trùng xâm nhập và phát triển nên cá basa dễ nhiễm giun và sán.

- Cá rô phi: Sán và giun tròn chính là những loại ký sinh trùng mà cá rô phi dễ nhiễm phải.

Sán và giun tròn chính là những loại ký sinh trùng mà cá rô phi dễ nhiễm phải.

Sán và giun tròn chính là những loại ký sinh trùng mà cá rô phi dễ nhiễm phải.

Những loại cá biển dễ nhiễm ký sinh trùng

Thông thường, cá biển thường sống ở vùng nước mặn nên nguy cơ nhiễm ký sinh trùng thường thấp hơn các loại cá nước lợ, nước ngọt… nhưng vẫn có nguy cơ cao.

- Cá hồi: Dù sống ở môi trường nước mặn hay nước ngọt (do giai đoạn di cư của cá) thì cá hồi vẫn dễ nhiễm giun Anisakis. Nếu không may nhiễm loại giun này, bạn có thể gặp phải các triệu chứng như đau bụng, nôn mửa, nổi mề đay…

- Cá tuyết: Cũng giống như cá hồi, cá tuyết cũng là loại cá biển dễ mắc giun Anisakis và chúng tồn tại ở các mô cơ của cá. Nếu không được nấu chín, bạn sẽ dễ dàng nhiễm ký sinh trùng và ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khoẻ.

Dù sống ở môi trường nước mặn hay nước ngọt (do giai đoạn di cư của cá) thì cá hồi vẫn dễ nhiễm giun Anisakis.

Dù sống ở môi trường nước mặn hay nước ngọt (do giai đoạn di cư của cá) thì cá hồi vẫn dễ nhiễm giun Anisakis.

Các cách phòng tránh nguy cơ nhiễm ký sinh trùng từ cá

Nấu chín cá hoàn toàn

Một trong những biện pháp hiệu quả nhất để diệt ký sinh trùng trong thực phẩm chính là hạn chế ăn cá sống hoặc nấu chưa kỹ như sushi, gỏi cá, sashimi…

Đông lạnh cá trước khi ăn sống

Trong trường hợp muốn ăn cá sống, bạn cần đông lạnh cá ở nhiệt độ -20 độ C trong ít nhất 1 tuần để diệt ký sinh trùng. Đông lạnh cũng là cách làm suy yếu và tiêu diệt ký sinh trùng hiệu quả mà không khiến hương vị tự nhiên của thực phẩm bị mất đi. Đặc biệt, đây chính là phương pháp được đầu bếp dùng để diệt giun ký sinh trong cá hồi.

Bảo quản và vệ sinh cá đúng cách

Với các loại cá tươi, bạn nên bảo quản ở nhiệt độ dưới 4 độ C trong tủ lạnh, tủ đông để ngăn chặn quá trình sinh sôi nảy nở và phát triển vi khuẩn, ký sinh trùng. Còn với cá đông lạnh, nhiệt độ phù hợp là -18 độ C.

Khi chế biến, cần rửa sạch cá dưới vòi nước lạnh để loại bỏ bụi bẩn, cặn bã… Ngoài ra, cũng nên sử dụng dao, thớt riêng khi chế biến cá sống để tránh lây nhiễm chéo.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Minh Thu
Từ khóa: cá nhiễm bẩn