Trong quá trình nấu nướng, nhiều người thường đổ nước chần rau, nước luộc rau, luộc mì... còn nóng xuống bồn rửa bát. Thậm chí có người còn đun nước nóng để đổ vào bồn rửa bát với mục đích làm sạch đường ống, rửa trôi dầu mỡ, cặn thức ăn... Tuy nhiên, đây là một hành động sai lầm.
Khi đổ nước nóng xuống bồn rửa bát, bạn sẽ phải đối mặt với 2 vấn đề.
Tác hại của việc đổ nước nóng xuống bồn rửa bát
- Đường thoát nước nhanh bị lão hóa
Ống thoát nước ở bồn rửa bát thường được làm bằng nhựa. Mặc dù đường thoát nước này có thể có khả năng chịu nhiệt nhưng việc xả nước nóng nhiều lần sẽ khiến đường ống lão hóa ở mức độ nhất định. Việc này kéo dài sẽ làm giảm tuổi thọ của đường ống thoát nước.
- Ống nước bị biến dạng, nứt vỡ
Mỗi loại ống nước có chất lượng khác nhau, không phải loại nào cũng có khả năng chịu nhiệt đốt. Có những đường ống chỉ có thể chịu được nhiệt độ khoảng 60 độ C. Trong khi đó, nước sôi có thể đạt nhiệt độ trên 100 độ C. Khi đổ nước nóng, đường thoát nước sẽ bị biến dạng, nứt vỡ. Nước rò rỉ từ đường thoát nước còn có thể làm hỏng tủ bếp.
Cách hạn chế tắc đường thoát nước ở bồn rửa bát
- Xử lý dầu mỡ, thức ăn thừa
Thay vì đổ dầu mỡ và thức ăn thừa trên bát đĩa vào trong bồn rửa bát, bạn nên đổ những thứ này vào thùng rác hoặc dùng giấy khăn lau một lần để lau qua vết dầu mỡ rồi mới cho vào bồn rửa để làm sạch. Cách làm này có thể hạn chế tình trạng dầu mỡ, thức ăn bám vào đường thoát nước cũng như giúp rửa bát đũa dễ dàng hơn.
- Sử dụng chất thông tắc cống chuyên dụng
Sau một thời gian sử dụng, bạn có thể dùng chất thông tắc cống chuyên dụng để loại bỏ các cặn bẩn bám ở đường ống. Nên chọn các loại chất thống tắc cống làm từ các thành phần an toàn, các enzyme hòa tan để có thể nhũ hóa hết các vết dầu, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, mùi hôi.
Hãy chọn sản phẩm thông tắc công từ các thương hiệu lớn, có ghi rõ thành phần và hướng dẫn sử dụng. Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng sản phẩm, nên mang khẩu trang, găng tay khi dùng để bảo vệ sức khỏe.