Khoe khoang sự giàu có
Những người có đẳng cấp càng thấp thì càng thích chứng tỏ mình giàu có để thỏa mãn sự hư vinh của mình. Những người thực sự giàu có luôn biết rằng tài sản của họ vẫn luôn ở đó, trong khi những người mới phất lên nhờ cơ hội tốt lại thích phô trương tài sản và tiền gửi tiết kiệm của mình.
Những người ưa khoe mẽ nghĩ rằng họ có thể được công nhận bằng cách “khoe khoang sự giàu có của mình”, nhưng thay vì được tôn trọng, những người khác sẽ chỉ nghĩ rằng họ thật nông cạn. Hơn nữa một khi họ bị những người có ý đồ xấu nhắm tới, sẽ có thể gây ra những phiền phức không đáng có và khó đảm bảo được an toàn cho bản thân.
Những người có đẳng cấp quan tâm nhiều hơn đến nội hàm, cốt cách, tầm nhìn, học vấn, kiến thức và kinh nghiệm… vì đó là những thứ không phải cứ diễn là có được.
Đây là lý do tại sao một người giàu có khi đi một đôi giày vải 3 USD cũng được coi là hàng hiệu, trong khi những người bình thường đi giày hàng hiệu cũng sẽ bị coi là hàng nhái cấp cao.
Quần áo bên ngoài không gì khác gì một nhãn giá vô nghĩa, và những người thực sự giàu có sẽ không phô trương sự giàu có của họ để được người khác công nhận.
Vì vậy, đừng kết thân với những người thích khoe khoang sự giàu có của họ. Bởi vì bạn không phải là người thấp kém, đừng tự hạ thấp mình để thỏa mãn sự phù phiếm, nếu kết giao với những người tham hư vinh như vậy, chẳng mấy chốc bạn sẽ trở thành một người không có nội hàm giống như họ.
Khoe khoang về kiến thức của bản thân
"Tri thức là sức mạnh" nhưng việc khoe khoang về kiến thức không khiến bạn cao cả hơn người khác. Thứ mà chúng ta biết chỉ là một hạt cát trong sa mạc tri thức nhân loại.
Văn hào Somerset Maugham từng viết: "Những gì chúng ta phải vượt qua là sự phù phiếm và ham muốn thể hiện của chính bản thân”. Nhiều người có trong tay một lượng tài nguyên nhất định sẽ dễ bị thói phô trương, từ đây nảy sinh ra sự ngạo mạn, tự mãn.
Một người giỏi giang sẽ sử dụng kiến thức để thúc đẩy bản thân. Chỉ có kẻ dại dột mới dùng để khoe khoang, thể hiện. Cách làm này không những không nhận được sự tôn trọng của người khác mà còn bộc lộ sự thiếu hiểu biết của chính mình.
Do vậy, những người có tầm nhìn và suy nghĩ sẽ không bao giờ khoe mẽ, thể hiện với người khác, đặc biệt là với những người trung, cao niên. Họ chỉ dùng những gì mình học hỏi được để tích lũy, gột rửa tâm hồn và khai sáng trí tuệ.
Khoe khoang về sự nghiệp bản thân
Ở độ tuổi 30-40, nhiều người đã đạt được thành công nhất định trong sự nghiệp. Người từ nhân viên bán thời gian leo lên vị trí quản lý, rồi trưởng phòng, giám đốc... Không cần biết năng lực thực sự như thế nào, họ cảm thấy tự hào, lâu rồi sinh ra tính tự mãn về chính thành quả mình đạt được.
Cũng như việc khoe của hay khoe kiến thức, người ta khoe khoang về bản thân, sự nghiệp chỉ để mong nhận được lời khen từ người khác.
Nhưng nói quá nhiều, đến mức người khác cảm thấy khó chịu, sinh ghen ghét, đố kỵ thì chẳng ai dành cho họ một sự tôn trọng nào nữa cả.
Trên thực tế, những người thực sự xuất sắc không bao giờ khoe khoang thành tích mà chỉ bình tĩnh và nỗ lực để cải thiện. Còn người phù phiếm thì mong muốn thể hiện càng nhiều càng tốt để được người khác tâng bốc, ngợi khen.
Lời kết
Những kẻ tự cao tự đại không bao giờ được lòng người, còn những tên khoe mẽ phô trương thì không bao giờ có thành tựu to lớn.
Cuộc sống này là của chính bạn, bạn không cần phải phô trương với người ngoài làm chi cả. Của cải tồn tại một cách khách quan, bạn không cần phải chứng minh cho người khác thấy; quá khứ là trải nghiệm thực tế của bạn, và không ai có thể xóa bỏ nó.