Trong những năm gần đầy tình trạng bệnh nhân mắc tiểu đường ngày càng gia tăng. Trong đó, có rất nhiều người không hề hảo ngọt nhưng vẫn mắc tiểu đường không hiểu vì sao. Theo các chuyên gia dinh dưỡng một bệnh nhân mắc tiểu đường có rất nhiều nguyên nhân. Trong đó, chuyên gia cảnh báo có những thực phẩm dù không ngọt những vẫn có thể gây tiểu đường
4 thực phẩm không ngọt vẫn gây tiểu đường
Nước chấm lẩu
Mấy ngày trời se lạnh như thế này, việc ngồi quây quần với người thân bên một nồi lẩu nóng hổi nghi ngút chính là điều tuyệt vời nhất. Ăn lẩu thường kèm theo một bát nước chấm với đủ loại gia vị trộn vào. Trên thực tế, nước chấm lẩu sẵn khá đậm vị, người bị tiểu đường cần chú ý không đụng đũa vào. Tốt nhất, hãy tạo thói quen ăn nhạt ngay từ hôm nay để cải thiện vấn đề mà mình đang gặp phải.
Khoai tây
Nhiều gia đình thường gọt khoai tây, khoai lang để chế biến ăn thường xuyên trong bữa cơm gia đình. Nhưng người bệnh tiểu đường thì không nên ăn khoai tây nhiều. Vì khoai tây là một loại tinh bột tuy không ngọt nhưng sau khi ăn vào có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao. Ngoài ra, do nguồn chất béo, tinh bột của khoai tây cao nên dễ gây ra hàm lượng đường trong cơ thể của bạn. Bởi vậy, bạn không nên ăn nhiều khoai tây kẻo dễ bị thừa cân, tăng cân béo phì, tiểu đường...
Bánh bao, mì
Bánh bao chính là một món ăn sáng quen thuộc được nhiều người tìm ăn. Nhưng hàm lượng carbs trong bánh bao rất cao nên không phù hợp để tiêu thụ thường xuyên khi đang mắc bệnh tiểu đường. Tương tự như vậy, mì gói cũng có chứa một lượng lớn tinh bột. Nếu ăn thường xuyên có thể làm tăng cao lượng đường huyết trong máu. Thay vì ăn bánh bao hay mì thì bạn có thể ăn ngũ cốc vào buổi sáng sẽ tốt hơn.
Thanh long
Vị ngọt của thanh long khá tự nhiên nên nhiều người còn nghĩ nó không có đường. Tuy nhiên, hàm lượng đường trong thanh long lại khá cao. Nếu ăn vào có thể khiến lượng đường huyết của người bệnh tiểu đường tăng cao chót vót. Chính vì vậy người mắc bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn quả thanh long, nhất là thanh long đỏ nhé.