Nhà có F0, không muốn trẻ lây nhiễm, bố mẹ nhớ 3 việc phải làm, 7 vật dụng phải trữ

( PHUNUTODAY ) - Trường hợp được cách ly, điều tị tại nhà, F0 và các thành viên còn lại trong gia đình cần thực hiện những việc dưới đây để tránh lây nhiễm bệnh cho nhau.

Việc đầu tiên cần làm là cách ly

Theo các chuyên gia, khi trong nhà có một người đã có xét nghiệm dương tính thì việc cần làm đầu tiên chính là test Covid-19 cho tất cả các thành viên còn lại trong gia đình.

Tiếp theo là chuẩn bị một phòng cách ly cho F0. Cử một người làm nhiệm vụ chăm sóc cho F0. Tất cả các thành viên còn lại nên được cách ly riêng rẽ với nhau, ngay cả các bữa ăn cũng nên tránh ăn cùng nhau.

Các F1 chăm sóc người bệnh luôn cần ý thức tránh để mình lây bệnh.

Trong trường hợp nhà có trẻ nhỏ chưa bị nhiễm mà sống cùng F0, bác sĩ Bùi Nguyễn Hoàng Long – Phó trưởng phòng Nghiệp vụ, Sở Y tế TPHCM cho biết, đối với em bé chưa bị bệnh nếu có người thân khác đón về chăm sóc thì tốt nhất. Nếu không có người thân khác thì cần thực hiện nghiêm quy định 5K để hạn chế lây nhiễm.

f0-dieu-tri-tai-nha-01

Việc thứ 2: 7 loại vật dụng phải chuẩn bị khi cách ly, điều trị F0 tại nhà

- Khẩu trang y tế dùng 1 lần (đủ dùng cho cả nhà trong 2 - 3 tuần).

- Găng tay y tế sạch (tối thiểu đủ dùng cho người chăm sóc trong 2 - 3 tuần).

- Nhiệt kế thủy ngân hoặc điện tử, máy đo huyết áp.

- Thùng đựng chất thải lây nhiễm có nắp đậy và các túi nylon màu vàng để lót bên trong thùng.

- Dụng cụ cá nhân dùng riêng cho người nhiễm như bàn chải răng; khăn tắm; khăn mặt; chậu tắm, giặt; bộ đồ dùng ăn uống; xà phòng (tắm, giặt); máy giặt (nếu có); dụng cụ phơi, sấy trang phục cá nhân.

- Các thuốc đang sử dụng cho người trong nhà có bệnh sẵn có như: cao huyết áp, đái tháo đường, gút… với số lượng có thể dùng trong ít nhất 30 ngày.

- Các thuốc và đơn thuốc/toa thuốc của bác sĩ đối với người nhiễm (nếu có).

f0-dieu-tri-tai-nha-02

Việc thứ 3: Những điều F0 cần thực hiện tốt để tránh lây nhiễm cho những người xung quanh

Không nên hoảng hốt khi mình hoặc bất cứ thành viên trong gia đình nào trở thành F0. Với các bệnh nhân điều trị tại nhà không nên tự ý ra khỏi phòng trong suốt thời gian cách ly. 

F0 ngoài cách ly trong phòng riêng thì nên đeo khẩu trang đúng cách, không khạc nhổ trong không gian chung. Che miệng mũi bằng khăn giấy khi ho, hắt hơi và vứt tờ giấy đó vào thùng rác thải riêng, có nắp đậy.

Người nhiễm ngoài việc tự vệ sinh dụng cụ ăn, giặt quần áo thì cần tự vệ sinh bề mặt môi trường ít nhất một lần 1 ngày theo quy trình, làm sạch tường, bề mặt sau đó lau bằng dung dịch khử khuẩn, cuối cùng lau bằng nước sạch.

Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và dung dịch chứa cồn, đặc biệt là các thời điểm trước và sau khi nấu ăn; trước và sau khi ăn; sau khi ho, hắt hơi, sổ mũi; sau khi chạm vào các vật dụng, bề mặt; sau khi đi vệ sinh và sau khi thu dọn rác thải.

Trong trường hợp cần có người chăm sóc, người thực hiện nhiệm vụ phải đeo khẩu trang, kính chắn giọt bắn, vệ sinh tay trước và sau khi chăm sóc. Ngoài việc uống thuốc, chế độ dinh dưỡng cũng cần đảm bảo khoa học, nên vận động để nâng cao sức khỏe... giúp cơ thể nhanh khỏi bệnh.

Người nhiễm và người chăm sóc không nên tiếp xúc với vật nuôi và không để vật nuôi của gia đình tiếp xúc với người và vật nuôi của gia đình khác.

Theo dõi sức khỏe và sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, nhân viên y tế.

Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. Ăn đủ 3 bữa chính và tăng thêm các bữa phụ; đảm bảo đa dạng các nhóm thực phẩm như tinh bột, sữa, dầu mỡ, rau củ, thịt cá, trứng, các loại hạt… Hạn chế ăn đồ ngọt; không ăn kiêng nếu không bị dị ứng hoặc ăn theo lời khuyên của bác sĩ; không dùng thực phẩm ôi, thiu, quá hạn sử dụng…

Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng bằng cách tăng cường giao lưu với các thành viên trong nhà (thông qua điện thoại, các mạng xã hội), tập thể dục nhẹ nhàng...

Theo:  saigonthethao.thethaovanhoa.vn copy link