CDC Mỹ: Giai đoạn F0 dễ lây cho người khác nhất và thời điểm 'hầu như không có' nguy cơ lây

( PHUNUTODAY ) - Trước đây, các chuyên gia cảnh báo thời gian ủ bệnh của các F0 có thể là 14 ngày, thậm chí đến 21 ngày. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu hiện tại phát hiện giai đoạn ủ bệnh đã thay đổi.

Tiến sĩ Allison Arwady, Ủy viên Bộ Y tế Công cộng Chicago cho biết thời gian từ khi tiếp xúc với F0 tới khi bị nhiễm có thể bị rút ngắn lại.

Sẽ mất ít thời gian hơn để phát triển các triệu chứng, mất ít thời gian hơn để lây nhiễm. Đối với nhiều người, thời gian hồi phục cũng ngắn hơn, chủ yếu là nhờ tiêm chủng.

Dựa trên sự thay đổi của thực tế, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ đã đưa ra hướng dẫn mới, thay đổi về thời gian cách ly đối với F0.

Bộ Y tế Công cộng Illinois cho biết CDC Mỹ quyết định thay đổi như vậy là do biến thể Omicron tiếp tục lan rộng khắp Mỹ và dựa trên các chứng cứ khoa học hiện tại về thời gian và khoảng thời gian mà một người dễ lây nhiễm nhất.

CDC Mỹ cho biết ngày càng nhiều bằng chứng cho thấy việc lây truyền Covid-19 thường bắt đầu từ 1-2 ngày khi có triệu chứng và kéo dài 2-3 ngày sau đó.

Tiến sĩ Allison Arwadynói dữ liệu của CDC Mỹ cho thấy sau 7 ngày, hầu như không có nguy cơ lây truyền vào thời điểm này.

Vào khoảng thời gian từ 5-7 ngày đó, nguy cơ lây nhiễm sẽ tùy thuộc vào việc mọi người đã tiêm chủng đầy đủ hay chưa... Tuy nhiên, nguy cơ vẫn giảm đi rất nhiều và nếu kết hợp với việc đeo khẩu trang thì nguy cơ thực sự rất thấp.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Với những trường hợp không có triệu chứng, CDC Mỹ cho biết họ có khả năng lây truyền ít nhất 2 ngày trước khi xét nghiệm dương tính.

Cũng theo khuyến cáo của CDC Mỹ, những ai tiếp xúc với F0 nên làm xét nghiệm vào thời điểm 5 ngày sau khi tiếp xúc hoặc ngay sau khi các triệu chứng xuất hiện.

Nếu thấy các triệu chứng bệnh, cần cách ly ngay lập tức cho tới khi có kết quả xét nghiệm âm tính.

Tiến sĩ Ngozi Ezike, Giám đốc Sở Y tế Công cộng Illinoise, cho biết, thời gian ủ bệnh có thể thay đổi nhưng nếu xét nghiệm sớm, bạn vẫn nên tiếp tục xét nghiệm ngay cả khi âm tính.

Tiến sĩ Ezike cho biết thêm vì thời gian ủ bệnh ở biến thể Omicron có thể ngắn hơn một chút nên có thể xét nghiệm sau 2 ngày.

Nếu có triệu chứng, cần phải xét nghiệm ngay lập tức.

Nếu xét nghiệm quá sớm, chỉ sau 2 ngày tiếp xúc với F0, dù kết quả âm tính thì vẫn chưa chắc chắn là không lây bệnh mà cần xét nghiệm lại và để ý xem bản thân có các triệu chứng như ngứa cổ họng, đau đầu... Bất cứ điều gì mới đều có thể là triệu chứng của bệnh.

Theo hướng dẫn của CDC Mỹ, các triệu chứng của Covid-19 có thể xuất hiện trong vong 2-14 ngày sau khi tiếp xúc với F).

Quy định của CDC Mỹ cũng đã rút ngắn thời gian cách ly đối với các F0. Theo đó, F0 có thể tiếp xúc với người khác sau khi đã cách ly 5 ngày và không có triệu chứng.

Ở người có triệu chứng, ngày xuất hiện biểu hiện đầu tiên được tính là ngày 0. Đối với người không có triệu chứng, ngày xét nghiệm dương tính là ngày 0. Sau đó, đếm tiếp 5 ngày sau là thời gian cách ly.

Theo:  saigonthethao.thethaovanhoa.vn copy link