Gạo để lâu hay bị mối mọt, nấu cơm không ngon: Cho thêm thứ này vào thùng gạo để cả năm cũng không hỏng

( PHUNUTODAY ) - Mọt gạo sẽ làm mất đi giá trị dinh dưỡng và không còn thơm ngon của gạo. Ngay dưới đây sẽ là cách giúp bạn loại bỏ chúng, bảo quản gạo cả năm cũng không lo mối mọt.

Gạo là thứ không thể thiếu trong mỗi gia đình Việt, nếu nó không được bảo quản đúng cách sẽ xuất hiện những con mọt gạo màu đen. Mọt gạo sẽ làm mất đi giá trị dinh dưỡng và không còn thơm ngon của gạo. Vậy, mọt gạo sinh ra từ đâu và có cách nào phòng tránh mọt tấn công?

1. Mối mọt, sâu hại trong gạo từ đâu sinh ra?

Khi phát hiện có mối mọt, sâu hại trong gạo hầu như chúng ta đều nghĩ rằng do gạo để lâu ngày, ẩm mốc hoặc bảo quản không đúng cách. Tuy nhiên thực tế mối mọt sinh ra chủ yếu là do trứng của mọt gạo bám trên hạt thóc ngay từ giai đoạn thu hoạch lúa.

Sau đó, trứng gặp điều kiện thuận lợi của không khí do phương pháp bảo quản không đúng cách sinh ra mối mọt, sâu hại. Nắm được điều này chúng ta sẽ lưu ý hơn đến cách bảo quản gạo để không sinh ra mối mọt, sâu hại làm giảm chất lượng gạo.

gao-de-lau-hay-bi-oi-mot-nau-com-khong-ngon- bo-them-thu-nay-vao-thung-gao-de-ca-na-khong-lo-hong-1

2. Cách bảo quản gạo tránh mối mọt

Bảo quản gạo trong thùng đựng chuyên dụng

Tìm mua thùng đựng gạo chuyên dụng là một trong những phương pháp bảo quản gạo đơn giản không cần tốn công suy nghĩ. Với cách này bạn có thể cân đo đong đếm lượng gạo chính xác cho mỗi bữa ăn của gia đình. Bạn nên tìm mua hộp đựng gạo phù hợp với số lượng thành viên trong gia đình, tránh mua to quá hoặc nhỏ quá. 

Bảo quản gạo trong hộp đựng gạo chuyên dụng vừa thể hiện tính chuyên nghiệp vừa mang lại thẩm mỹ cho ngôi nhà của bạn. Bảo quản gạo trong hộp đựng chuyên dụng được xem là phương cách bảo quản gạo được lâu, tránh mối mọt sinh sôi nảy nở.

Bảo quản gạo bằng muối

gao-de-lau-hay-bi-oi-mot-nau-com-khong-ngon- bo-them-thu-nay-vao-thung-gao-de-ca-na-khong-lo-hong-2

Muối cũng có tính diệt khuẩn khá tốt. Chỉ cần rắc một ít muối vào trong thùng gạo và đậy kín nắp thì sau vài ngày mối mọt sâu bọ tự động bỏ đi. Nếu thùng gạo nhà bạn chưa có mối mọt thì việc làm này cũng hạn chế sinh ra mối mọt.

Tuy nhiên, có một điều hết sức lưu ý là chỉ nên rắc một ít muối vào lượng gạo cần bảo quản vì nếu rắc quá nhiều muối sẽ sinh ra nước gây ẩm mốc gạo, lúc này không những không bảo quản được gạo mà còn dễ làm hỏng gạo.

Bản quản gạo bằng tỏi, ớt, hoa hồi

Cho vài tép tỏi đã bóc vỏ hoặc vài trái ớt, vài cái hoa hồi vào trong thùng gạo rồi đậy kín nắp sẽ giúp xua đi mối mọt, sâu hại. Tỏi, ớt có đặc tính khử trùng cao, diệt khuẩn mạnh, việc bỏ chúng vào trong thùng gạo sẽ hạn chế được côn trùng sinh sôi nảy nở.

Mùi vị cay nồng của tỏi và ớt sẽ làm côn trùng khó chịu mà bỏ đi. Tùy vào lượng gạo ít hay nhiều mà ta cân đối lượng tỏi ớt bỏ vào cho phù hợp.

gao-de-lau-hay-bi-oi-mot-nau-com-khong-ngon- bo-them-thu-nay-vao-thung-gao-de-ca-na-khong-lo-hong-3

Bảo quản gạo bằng rượu trắng

Cho khoảng 50ml rượu trắng vào trong ly rồi đem vùi vào trong gạo, lưu ý miệng ly cần cao hơn bề mặt gạo, sau đó đậy kín nắp lại. Với cách làm này, sâu bọ, mối mọt không dám bén mảng đến gần thùng gạo của bạn. Đây cũng là một trong những cách bảo quản gạo không bị sâu mọt đơn giản với nguyên liệu dễ tìm được nhiều người áp dụng.

Bảo quản gạo trong túi kín

Một cách nữa cũng khá đơn giản, dễ thực hiện đó là bảo quản gạo trong túi zip kín hoặc túi vải rồi cột chặt miệng. Nên để túi gạo cách mặt đất tầm 20cm để hạn chế ẩm mốc hoặc tránh việc lỡ có đổ nước ra sàn có thể làm ướt túi gạo. Hoặc tốt nhất là đựng gạo trong các hũ thủy tinh có nắp đậy. 

Nếu bảo quản gạo trong túi zip kín hoặc túi vải cần thường xuyên kiểm tra xem túi có bị thủng hay bị rách không để kịp thời xử lý. Nếu túi bị thủng hoặc bị rách cũng dễ sinh ra mối mọt, sâu hại, ẩm ướt làm hỏng gạo.

gao-de-lau-hay-bi-oi-mot-nau-com-khong-ngon- bo-them-thu-nay-vao-thung-gao-de-ca-na-khong-lo-hong-4

3. Cách xử lý gạo khi bị mối mọt, sâu hại

Khi gạo lỡ bị mối mọt, sâu hại rồi lúc này cần hạn chế đem gạo ra phơi nắng vì mối mọt, sâu hại rất sợ ánh sáng, khi đem gạo ra phơi nắng, mối mọt sẽ chui trú ẩn vào sâu bên trong gạo. Hơn nữa, khi đem gạo ra phơi nắng, gạo sẽ dễ bị khô mất nước, giòn và dễ vỡ, khi nấu lên ăn sẽ mất vị ngon ngọt tự nhiên vốn có. 

Khi gạo bị mối mọt, sâu hại cách tốt nhất là nên dùng sáng để sàng gạo, những con mọt theo đó rơi xuống, lúc này ta đã có gạo sạch. Sau đó đem gạo đi phơi ở những chỗ râm mát và thoáng gió để các con mối mọt, sâu hại còn lại tự rời đi.

Theo:  xevathethao.vn copy link