Say rượu bia khiến người say mất đi sự tỉnh táo và nhiều người qua đời sau một cơn say mà nhiều khi chúng ta hay cho là “trúng gió”. Nhưng thực tế nhiều người chết sau say rượu vì sặc. Trong cơn say, khi nằm xuống, cơ thể không tỉnh táo nên chất nôn từ dạ dày trào lên và đi vào đường phở gây tắc nghẽn hơi thở, đặc biệt nếu nằm ở tư thế ngửa.
Chính vì thế khi cấp cứu cho người say, trông người say, bạn nên chú ý nhất là để họ nằm ở tư thế thông thoáng cho đường thể, để nếu chất nôn ọc lên sẽ không vào dường thở. Để làm cách này thì hãy cho họ nằm nghiêng và tốt nhất là nghiêng sang phải. Tư thế này giúp dẫn đờm dãi nhớt, chất nôn ra ngoài không bị hít vào phổi. Tuyệt đối không nên để họ nằm ngửa. Và thỉnh thoảng hãy đánh thức để tránh tình trạng họ hôn mê mà không kịp phát hiện. Để họ giữ được tư thế nghiêng bạn nên lấy gối, chăn chèn sau lưng để đảm bảo giữ tư thế cho họ.
Khi họ say, nếu đã không còn tỉnh táo thì cũng không nên tác động giúp họ nôn, như tác động kích họng hoặc bất cứ thao tác nào giúp nôn nhanh hơn. Bởi khi họ không tỉnh táo việc gây nôn rất dễ làm sặc tràn dịch nôn vào phổi.
Việc giải rượu bằng nước cam chanh là câu chuyện được truyền miệng khá nổi tiếng ở Việt Nam. Tuy nhiên theo các chuyên gia thì việc này nên cẩn trọng. Lý do là nước cam chanh có tính axit có thể kết hợp với thức ăn và rượu trong dạ dày làm tình trạng nôn nhiều hơn và có thể tổn thương dạ dày. Thứ nước mà nên cho họ uống lúc này là nước đường, muối, mật ong hoặc nước mía… Lý do nên cho họ dùng nước có tính ngọt là vì khi say rượu nhiều người bị tụt đường huyết và tụt sâu sẽ rơi vào hôn mê. Nguyên nhân khi uống rượu hay bị tụt đường huyết là là do khi uống họ thường ăn rất qua loa. Đến khi say thì họ nằm ngủ li bì không biết đói và nôn nao không muốn ăn nên càng dễ tụt đường huyết. Do đó nên cho họ uống các loại nước giúp nâng cao sức khỏe và nâng cao đường huyết này.
Trong trường hợp họ còn tỉnh táo, còn nói chuyện được, hãy để cho họ nói để hơi rượu nhanh thoát ra ngoài và cho họ uống thêm nước lọc để “giải rượu” qua đường tiểu nhanh hơn.
Trong trường hợp người say có những triệu chứng như bất tỉnh, gọi không biết, co giật, tay chân yếu, nói ngọng, thở khò khèn, đờm dãi nhiều trong miệng, tím nhợt nhạt thì nên đưa tới bệnh viện cấp cứu sớm.