Lời khuyên đắt giá của người xưa: "2 không hỏi, 3 không tranh" - Biết rõ để tránh lầm đường lạc lối

16:34, Thứ năm 30/05/2024

( PHUNUTODAY ) - Lời khuyên của người xưa "2 không hỏi, 3 không tranh" bao gồm những điều tưởng như đơn giản, rất đời thường nhưng hàm ý sâu sắc, nếu làm được sẽ không khiến bạn rơi vào lầm đường lạc lối.

Lời khuyên trên của người xưa được xem là đáng giá hơn vàng vì nó giúp ta không chỉ soi lại bản thân mà còn thoát ra khỏi những ham muốn đời thường đang khiến ta lầm đường lạc lối.

Chúng ta không cần vội đánh giá đúng hay sai, thay vào đó hãy dành nhiều thời gian để suy ngẫm, tự điều chỉnh bản thân cho phù hợp.

Ý nghĩa sâu sắc của lời khuyên "2 không hỏi"

Hai điều mà cổ nhân nhắc dưới đây sẽ giúp chúng ta tự soi chiếu lại bản thân mình, từ đó nhận ra ta đã có những thói quen không tốt trong thời gian dài. Hãy cố gắng từng bước sửa lỗi sai trong giao tiếp cơ bản này.

1. Không hỏi đời tư của người khác

Dường như bao lâu nay, đa phần người Việt chúng ta có tật rất xấu không coi những thông tin, đời cá nhân là chuyện riêng tư, mà nhiều khi phải là chuyện chung của thiên hạ, việc mà ai cũng phải quan tâm, cùng nhau chia sẻ.

Vậy mà nhiều người tiếp tục hỏi những câu chi tiết hơn về những điều nhạy cảm, riêng tư này. Đôi khi giao tiếp thông thường thôi mà bỗng nhiên khiến ta trở thành vô tình, vô tâm, vô duyên.

Nên nhớ rằng đời tư nghĩa là chuyện cá nhân, là những việc không muốn để người khác biết, đó bao gồm những chuyện liên quan tới: xuất thân, tuổi tác, hôn nhân, gia đình, thu nhập, con cái...

Vì thế, cổ nhân hiểu rõ điều này mới khuyên chúng ta tránh việc hỏi đời tư của người khác kẻo trở thành người không khéo léo trong giao tiếp, ứng xử.

2. Không hỏi chuyện nhà người khác

Vợ chồng nhà người ta cãi nhau, nếu ta biết chuyện thì người đó cũng đã cảm thấy ngại ngùng, muốn tránh mặt rồi huống gì còn hỏi trực tiếp: "Hôm qua vợ chồng mày đánh nhau à?".

Có một số người rất thích lo chuyện bao đồng, thấy vợ chồng người ta tranh cãi vội khuyên can ngay. Có thể đó là ý tốt nhưng lại thường "đổ thêm dầu vào lửa".

Sự thật là gia đình nào cũng có chuyện, không lớn thì bé, nhưng nếu là để người trong nhà giải quyết với nhau sẽ không bao giờ có chuyện bé xé ra to. Khi người ngoài không hiểu rõ hay thêm mắm, thêm muối thường khiến tình huống trở nên nghiêm trọng hơn.

Lời khuyên đắt giá của người xưa:

Lời khuyên đắt giá của người xưa: "2 không hỏi, 3 không tranh" - Biết rõ để tránh lầm đường lạc lối. (Ảnh minh họa)

Ý nghĩa sâu sắc của lời khuyên "3 không tranh"

Người xưa mới khuyên con cháu mình cần tránh 3 điều sau cũng là vì họ có tầm nhìn xa trông rộng hơn chúng ta rất nhiều:

1. Không tranh giành đúng sai

Cuộc sống không chỉ có màu trắng và đen, một việc cũng không chỉ có đúng và sai. 

Cùng là một vấn đề nhưng theo thời gian góc nhìn của bạn còn thay đổi, vậy nên đừng vội vàng chắc chắn 100% chỉ vì muốn mình là người chiến thắng, giỏi giang.

Nếu như việc gì cũng cần phải tranh luận đúng sai, không những khiến bản thân mệt mỏi, mà còn khiến mọi người xa lánh, không thích làm việc, hợp tác chung.

2. Không tranh giành thể diện

Thể diện thực sự không phải là thứ người khác mang lại, nó có được là khi bạn xuất sắc, khiêm nhường, đối xử tốt với mọi người và một cách rất tự nhiên là bạn sẽ nhận được sự công nhận của người khác.

Nhu cầu cao nhất của con người đó là được giữ thể diện, vì thế, nhiều người đặc biệt chú trọng tới điều này, bám chấp vào nó bằng mọi giá.

Bản chất của việc này là cái tôi quá lớn, không biết rằng cuộc sống này quan trọng nhất là giữ được sự khiêm nhường trong mọi tình huống.

3. Không tranh giành được mất

Lời Phật day về hơn thua đã chỉ ra rằng, con người cố gắng ganh đua, đấu đá, hãm hại... lẫn nhau chỉ khiến chúng ta hao tâm tổn chí, cuối cùng chết đi cũng là cát bụi, đâu ai có thể mang theo được gì.

Sự thật là trong cuộc sống này, không phải là người luôn đúng, luôn khôn ngoan thì gặp may, ngược lại có những người được xem là khờ, là dại, còn chẳng cần tính toán gì nhưng cuối cùng lại được hưởng lợi.

Thế nên mới có câu: "Thánh nhân đãi kẻ khù khờ" là vậy. Tranh giành chỉ là thái độ của người không hiểu chuyện, họ không biết đâu là lẽ sống của cuộc đời, cứ tưởng càng nhiều càng tốt.

Cuộc đời chẳng ai lường trước hết được có những gì sẽ xảy ra, thế nên cố gắng hai không hỏi ba không tranh để cuộc sống luôn an vui trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: Dương Ngọc