Giữa đêm tỉnh giấc, bố thấy con gái 4 tuổi đã qua đời: Bs bức xúc 'Sao để con béo mập vậy'

( PHUNUTODAY ) - Nhiều cha mẹ khi nuôi con chỉ muốn con mình to lớn, mập mạp, thậm chí càng béo càng thích. Tuy nhiên, nhìn con mũm mĩm thì thích mắt nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe.

Gần đây, trên mạng xã hội chia sẻ câu chuyện một em bé bị béo phì nặng tới mức, mới 4 tuổi 7 tháng mà đã nặng tới 35 kg, vòng eo của bé là 95 cm, thậm chí lớn hơn rất nhiều so với cỡ trung bình ở người trưởng thành, trong khi một em bé ở độ tuổi này chỉ nặng từ 15-18 kg.

Cũng vì béo phì,  em bé này còn được phát hiện bị nhiều bệnh chuyển hóa khác nhau, thậm chí mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ. Vào một đêm, em bé đáng thương đột ngột qua đời trong giấc ngủ, khi người cha phát hiện ra thì bé đã ngừng thở.

Sự ra đi đột ngột của bé đã khiến tất cả gia đình vô cùng sốc. Bố mẹ rất hối hận vì quan điểm nuôi con chỉ mong con béo mập mũm mĩm mà không quan tâm đến tình hình sức khỏe thực sự.

Câu chuyện cũng khiến các bác sĩ bức xúc vì thời buổi này các mẹ vẫn có xu hướng thích con béo mập mà không biết rằng việc trẻ quá béo dẫn đến hàng loạt bệnh nan y, khiến bé sổng rất khổ sở.

Các bậc làm cha mẹ hãy nhớ rằng: Đừng nuôi con béo, hãy nuôi con khỏe.

Một trường hợp khác là tại Trung Quốc, một bé gái tên Xiaogang dù mới 8 tuổi mà cũng đã có cân nặng vượt quá 84 kg (cân nặng bình thường của lứa tuổi này là 22,2-30kg).

Hóa ra là do bố mẹ của cô bé quá bận rộn nên đã gửi bé về cho ông bà chăm sóc. Vì yêu cháu, muốn cháu mập mạp, ông bà đã ra sức nhồi nhét toàn những thứ bổ dưỡng. Bởi thế mà khi 8 tuổi Xiaogang đã tăng lên 84 kg.

Cho tới một hôn, khi tắm cho Xiaogang, bà của bé phát hiện trên cổ của cháu mình có nhiều chỗ bị đen không rửa sạch được, nên bảo bố mẹ đưa Xiaogang đến bệnh viện kiểm tra. Kết quả cho thấy Xiaogang bị mắc chứng acanthosis nigricans, dung nạp glucose bất thường và thuộc chứng bán tiểu đường.

Với một bé gái mới 8 tuổi đã mắc bệnh tiểu đường, khiến bác sĩ vô cùng kinh ngạch. Sau khi tìm hiểu về thói quen ăn uống thường ngày của bé, bác sĩ phải thốt lên “Nếu bạn tiếp tục ăn như vậy, trẻ sẽ thực sự gặp nguy hiểm!”.

Bác sĩ giải thích rằng, nếu cứ duy trì thói quen ăn uống này trong thời gian dài, insulin của trẻ sẽ ở mức tương đối cao, nếu tiếp tục sẽ dẫn đến tăng insulin máu, tiểu đường và bệnh gút, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Như vậy, ảnh hưởng của bệnh béo phì là rõ ràng, trong đó rõ ràng nhất là bệnh tiểu đường. Trong khi nhiều người cho rằng bệnh tiểu đường chỉ có thể xảy ra ở người lớn tuổi, tuy nhiên trẻ em cũng có nguy cơ cao mắc căn bệnh nguy hiểm này.

1

Vậy vì sao trẻ béo phì có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường?

Theo điều tra dịch tễ học đái tháo đường quốc gia của Việt Nam cho thấy, khi chỉ số BMI là 22,6kg/m3 đã có liên quan đến người mắc đái tháo đường. Với những người mắc bệnh béo phì, sẽ sản sinh ra chất đề kháng insulin. Mà theo PGS Bình, đây là một hormon do các tế bào đảo tụy tiết ra và có vai trò kiểm soát lượng đường máu trong cơ thể.

Sau khi chúng ta ăn, sẽ có một lượng đường khá lớn được hấp thu vào trong máu. Và nhờ có insulin mà lượng đường này mới đi vào tế bào, được cơ thể sử dụng. Lượng đường này sẽ được giữ ở mức an toàn và vừa đủ cho cơ thể sử dụng.

Tuy nhiên, với những người bị béo phì, ở giai đoạn đầu thì chức năng sản xuất insulin còn bình thường. Thế nhưng lâu dần do sự đề kháng insulin tăng lên, từ đó khiến cho hiệu quả hoạt động của chất này bị giảm sút.

Và để khắc phục hiện tượng này, tuyến tụy bắt buộc phải hoạt động quá sức dẫn đến chức năng sản sinh ra insulin ở tụy giảm dần. Lúc này insulin trong cơ thể sẽ không còn đủ để duy trì việc chuyển hóa đường trong máu ở mức bình thường nữa, từ đó dẫn tới căn bệnh đái tháo đường.

Chuyên gia này cũng giải thích, nhiều bằng chứng khoa học chứng minh rằng, giảm cân sẽ giúp cải thiện tình trạng tăng nhạy cảm của insulin và ngược lại. Nhiều kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, những biến chứng của béo phì như đái tháo đường là kết quả của chuyển hóa bất thường, cũng là sự dư thừa các acid béo tự do, các triglyceride trong các tế bào không phải tế bào mỡ.

Một số nghiên cứu cũng cho thấy, các tế bào beta của - đảo tụy khi bị tích lũy quá nhiều mỡ sẽ bị nhiễm độc mỡ. Và chính sự nhiễm độc lipid là nguyên nhân khiến tế bào bị hoại tử và gây ra giai đoạn tiền lâm sàng của người mắc bệnh đái tháo đường typ 2.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link