Giúp tầng sinh môn nhanh phục hồi sau khi bị "rạch"

06:00, Thứ ba 08/09/2015

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Chăm sóc đúng cách sẽ giúp tầng sinh môn của mẹ hạn chế đau đớn và nhanh chóng phục hồi sau sinh.

Rạch tầng sinh môn là thủ thuật phổ biến để hỗ trợ ca sinh thường được dễ dàng hơn. Tuy nhiên, sau đó, mẹ sẽ có cảm giác đau đớn và nếu không giữ vệ sinh, chăm sóc không cẩn thận sẽ rất dễ nhiễm trùng, gây ra những hậu quả khôn lường.

Vậy làm thế nào để bớt đau khi rạch tầng sinh môn và giúp bộ phận này nhanh chóng phục hồi sau sinh? Mời chị em cùng tham khảo:

Sử dụng nước ấm

Vết rạch tầng sinh môn không gây đau đớn quá nhiều, nhưng mẹ vẫn sẽ cảm thấy một chút khó chịu, nhất là trong lúc đi tiểu. Một ít nước ấm có thể giúp mẹ cải thiện tình trạng này. Dùng vòi sen hoặc đổ nước ấm từ từ giữa hai chân trong lúc đi tiểu. Nước ấm sẽ giúp trung hòa bớt nồng độ nước tiểu và hạn chế không cho nước tiểu tiếp xúc với “vùng kín”.

Vệ sinh "vùng kín" sạch sẽ

me
Việc giữ cho âm đạo luôn sạch sẽ, chống nhiễm trùng là điều cực kì cần thiết sau khi bị rạch tầng sinh môn.

Việc giữ cho âm đạo luôn sạch sẽ, chống nhiễm trùng là điều cực kì cần thiết sau khi bị rạch tầng sinh môn. Rửa nhẹ nhàng "vùng kín" với nước ấm rồi sau đó lau khô bằng khăn mềm, sạch ít nhất 3 lần/ngày.

Bổ sung chất xơ hạn chế táo bón

Nếu bình thường, táo bón đã khiến mẹ cảm thấy khó chịu thì bây giờ, cảm giác này còn tăng gấp đôi. Khi bị táo bón, mẹ sẽ phải dùng sức nhiều hơn để “tống” những chất thải trong cơ thể ra ngoài. Việc dùng sức này có thể sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến vết rạch tầng sinh môn, và khiến bạn cảm thấy đau đớn. Vì vậy, mẹ nên bổ sung nhiều chất xơ và uống thêm nhiều nước để giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Bên cạnh đó, mỗi khi đi đại tiện, mẹ có thể sử dụng một miếng khăn giấy mềm đặt nhẹ lên vết khâu. Việc này sẽ giảm bớt cảm giác đau buốt.

Tránh mặc quần quá chật

Sau khi sinh, mẹ nên ưu tiên những bộ quần áo rộng rãi, thoáng mát. Chúng không chỉ giúp mẹ cảm thấy dễ chịu, mà còn hạn chế những tiếp xúc không cần thiết giữa quần áo và “vết thương”. Đặc biệt, tránh mặc quần lót quá chật, bó sát vào người.

Dùng thuốc đúng chỉ dẫn của bác sĩ

Một trong những cách giúp bạn thoát khỏi những vết đau khó chịu do bị rạch tầng sinh môn là uống thuốc đúng giờ và theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Hầu hết các bà mẹ sẽ được kê đơn dùng paracetamol để giảm đau.

Sử dụng sự hỗ trợ của những chiếc gối

Chọn một chiếc gối mềm để lót và một chiếc gối dựa lưng mỗi khi phải ngồi dậy cho con bú có thể giúp mẹ giảm bớt phần nào khó chịu. Hạn chế việc phải đứng hoặc ngồi quá lâu trong những ngày đầu sau sinh để tránh “vết thương” bị kích thích.

Nằm nghiêng cũng là phương pháp được nhiều mẹ áp dụng. Cách này sẽ giúp giảm áp lực lên tầng sinh môn và giúp mẹ làm dịu cơn đau.

Hạn chế vận động mạnh

me
Việc vận động quá mạnh có thể khiến vết rạch tầng sinh môn của bạn bị rách, và lúc này cơn đau sẽ nặng nề hơn nhiều.

Dù rất muốn lấy lại vóc dáng trước khi sinh nhưng mẹ không nên tập luyện quá sớm. Việc vận động quá mạnh có thể khiến vết rạch tầng sinh môn của bạn bị rách, và lúc này cơn đau sẽ nặng nề hơn nhiều.

Kiêng “chuyện ấy” từ 4-6 tuần

'Chuyện ấy' là vấn đề tế nhị,khó nói của tất cả các cặp đôi sau sinh, đặc biệt là những đôi vợ chồng trẻ. Để việc vết thương tầng sinh môn tránh bị nhiễm trùng, bị đau hoặc lâu lành, các cặp đôi nên kiêng quan hệ 4-6 tuần để vết thương lành hẳn và không còn đau.

Những trường hợp nào cần cắt tầng sinh môn?

- Tính đàn hồi của tầng sinh môn kém, miệng âm đạo nhỏ hẹp hoặc tầng sinh môn bị sưng phù… có thể khiến cho thai nhi sinh ra khó khăn, nguy cơ bị rách tầng sinh môn nghiêm trọng.

- Thai nhi khá lớn, vị trí đầu thai không chuẩn, đầu thai nhi bị kẹp ở tầng sinh môn.

- Những sản phụ trên 35 tuổi, thường mắc phải những bệnh nguy hiểm cao trong thời kì mang thai như tim, hội chứng cao huyết áp khi mang thai… Để giảm bớt sự tiêu hao thể lực của sản phụ, rút ngắn quá trình sinh sản, giảm bớt những nguy hiểm của việc sinh đẻ đối với người mẹ và trẻ, khi đầu của thai nhi hạ đến tầng sinh môn nên tiến hành mổ cắt tầng sinh môn.

- Miệng tử cung đã mở hết, đầu thai khá thấp, nhưng thai nhi có hiện tượng thiếu oxy, nhịp tim của thai nhi không đều, có những biến đổi khác thường, nước ối có tình trạng vẩn đục hoặc có phân của thai nhi.

Phẫu thuật cắt tầng sinh môn là một vết thương thực thụ, dễ khâu và có thể liền sẹo trong vòng 5 - 7 ngày. Trong khi đó, nếu bạn để tầng sinh môn bị rách, các vết rách sẽ theo hình răng cưa và có thể sẽ rách rất rộng, chạm đến cơ thắt của hậu môn.

Những tác hại có thật của việc cắt tầng sinh môn

- Cắt tầng sinh môn gây mất máu tương đương, thậm chí nhiều hơn so với một ca mổ chỉ định.

- Vết cắt tầng sinh môn đau lâu và khó lành hơn so với vết rách tự nhiên.

- Sự toàn vẹn của cơ đáy chậu bị ảnh hưởng do các cơ không được xếp lại đúng chỗ.

- Gây rò âm đạo - hậu môn, dẫn đến đại tiểu tiện không tự chủ.

- Sản phụ đã qua cắt tầng sinh môn sẽ bị đau đớn, khó khăn khi giao hợp cho tới ít nhất 3 tháng sau sinh.

- Đau đớn kéo dài còn ảnh hưởng đến tâm lý người mẹ và việc cho con bú sau này.

8 điều khiến mẹ
8 điều khiến mẹ "chán" nhất về "chuyện ấy" sau sinh
(Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Khô âm đạo, đau nhức, giảm ham muốn với 'chuyện ấy' là vấn đề phổ biến khiến chị em chán nản sau sinh.
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: Nguyễn Trà Mi