Hành, tỏi là gia vị quen thuộc trong gian bếp của mọi gia đình. Tuy nhiên, nếu để lâu hành tỏi sẽ bị mọc mầm. Vậy nếu chúng đã lên mầm thì có ăn tiếp được không?
Những lợi ích tuyệt vời của hành, tỏi
Cả hành và tỏi là 2 loại củ chứa các chất chống ôxy hóa có tác dụng ngăn ngừa các gốc tự do có tác dụng hỗ trợ phòng chống ung thư hiệu quả.
Hành và tỏi còn có hợp chất tăng cường enzyme hỗ trợ làm bất hoạt các chất sinh K, rất tốt cho việc phòng ngừa căn bệnh nan y này.
Các nghiên cứu y khoa chỉ ra, hành có thể giúp giảm 56% nguy cơ K đại tràng và 25% nguy cơ K vú. 2 loại thực phẩm này còn rất tốt cho hệ tiêu hóa, dạ dày, thực quản…
Khuyến nghị mỗi người nên ăn ít nhất 1 nửa chén hành thái nhỏ hàng ngày. Ít nhất 5 tép tỏi mỗi tuần. Thói quen này vô cùng tốt cho sức khỏe.
Hành, tỏi mọc mầm có ăn được không?
Theo các chuyên gia cho biết, hành tỏi mọc mầm không tạo ra chất độc, vẫn ăn được bình thường. Tuy nhiên nó có thể bị ọp đi do các chất dinh dưỡng được sử dụng để nuôi mầm. Mùi vị của hành tỏi mọc mầm cũng không nguyên vẹn như hành, tỏi mới.
Trường hợp nấu ăn mà bạn không muốn ăn mầm, chỉ cần tách hành tỏi sau đó loại bỏ phần chồi. Nên kiểm tra xem nó có nấm mốc hay không trước khi tiếp tục chế biến.
Phần hành tỏi mọc mầm này mang trồng vào đất ẩm có thể mọc thành cây mới.
Để hạn chế hành tỏi mọc mầm, bạn nên bảo quản hành và tỏi tại những nơi khô, mát. Hoặc cũng có thể bẻ củ tỏi thành từng tép và bảo quản ở nơi mát mẻ, tối, thoáng khí sẽ hạn chế tối đa. Nếu mua nhiều, bạn cũng có thể sơ chế hành tỏi để cấp đông ăn dần.