Hãy ngừng so sánh con bạn với con nhà hàng xóm

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Hầu hết các bà mẹ luôn có tâm lý so sánh con của mình với những đứa trẻ khác. Thậm chí xem sự phát triển của con hàng xóm là chuẩn.

Có nhiều người phụ nữ đã phát sầu, thậm chí khóc hết nước mắt khi còn nhà mình không tăng cân, không cao như con nhà hàng xóm, không làm được những động tác như con người khác. Chính lối suy nghĩ và sự so sánh này sẽ khiến cho công cuộc nuôi con của những bà mẹ càng thêm áp lực và mệt mỏi. 

me
Ảnh minh họa.

Trong khi đó, theo lời khuyên của các bác sĩ, mỗi trẻ  có sự phát triển khác nhau cho nên bạn không nên so sánh sự phát triển của con bạn với con người khác. 

Có một vấn đề các bà mẹ cần phải biết, tốc độ phát triển não của mỗi trẻ hòan tòan khác nhau, thậm chí hai anh em sinh đôi cũng có sự phát triển não không giống nhau. Vì thế, các mẹ đừng nên lo lắng khi thấy con mình đi muộn hay nói muộn hơn các trẻ cùng tuổi. Mà vấn đề quan trọng là các bậc phụ huynh nên xem xét đứa con có phát triển so với bản thân của trẻ không. Ví dụ, trẻ 13 tháng mới biết đi, chậm so với con người khác biết đi hồi 10 tháng nhưng so với bản thân trẻ hồi 11 tháng mới biết đứng. Như vậy trẻ đã có sự phát triển đi lên. Chính điều này cho thấy trẻ phát triển hoàn tòan bình thường.

Tùy thuộc vào những thời điểm, từng cột mốc, từng tháng tuổi mà trẻ sẽ phát triển những kỹ năng nhất định. Các bà mẹ nên thõi dõi xem con mình như thế nào so với biểu đồ dưới đây mà không nên so sánh với con người khác

- 1 tháng tuổi: trẻ sẽ chú ý đến giọng nói, trẻ không thể nhìn xa, trẻ có thể nhấc đầu và quay mặt sang bên khi nằm sấp. Mặc dù còn vụng về nhưng trẻ đã có thể đưa tay lên gần miệng. Thế nhưng nếu trẻ đầy tháng vẫn bú chậm, không phản xạ với ánh sáng, trẻ dặt dẹo mệt mỏi thì bạn cần để ý và hỏi ý kiến bác sĩ

- 3 tháng tuổi: trẻ biết nói chuyện, biết mỉm cười, tự chơi một mình. Trẻ có thể tự nhấc đầu khi nằm sấp. Trẻ có thể mở và nắm bàn tay, rung lắc đồ chơi. Trẻ đã có thể đưa tay lên miệng và biết hướng ánh nhìn dõi theo đến những vật mà mình thích. Nhưng nếu trẻ không cầm nắm được, không cười, không có phản xạ với tiếng động thì các bà mẹ nên theo dõi và có sự can thiệp sớm.

- 4-7 tháng: Trẻ đã cười được to, nói chuyện “ê a” với mọi người. 7 tháng, trẻ có thể lãy sấp và biêt lật một cách thành thạo, biết ngồi và đứng được 1 chân. Thời điểm này, trẻ có thể nắm được các vật thể ở gần bé nên cha mẹ cần chú ý. Đặc biệt, trẻ nhạy cảm với giọng nói của mẹ. Tuy nhiên, trong thời gian này nếu trẻ không tự ngồi, không với tay cầm vật thể, không nói chuyện với mọi người thì bạn cần có sự tư vấn của các bác sĩ.

-8-12 tháng: lúc này trẻ đã bắt đầu biết di chuyển từ từ bằng cách bò, lết, ngồi và tìm cách đứng dậy, vịn để đi từng bước một. Khác với lúc bé 7 tháng thì thời gian này những tiếng “ê, a” đã trở thành những ngôn từ rõ ràng như “mẹ, bà, bố”. Trẻ sử dụng tay linh hoạt và dùng các ngón tay để cầm đồ chơi, bốc đồ ăn, tỏ ra thích thú khi đi ra ngoài.. Mỗi trẻ đều phát triển với tốc độ khác nhau nhưng nếu con của bạn vào thời điểm này chưa thể làm được những việc dưới đây thì bạn cần hỏi ý kiến của các y bác sĩ như không bò, không nói được, không thể đứng được.

Sai lầm chết người của cha mẹ khi cho con dùng thuốc tây
Sai lầm chết người của cha mẹ khi cho con dùng thuốc tây
(Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Sai lầm chết người của cha mẹ khi cho con dùng thuốc tây cần loại bỏ ngay tức khắc.
Theo:  khoevadep.com.vn