Trước khi có "giấy vệ sinh" người xưa đã dùng những thứ kỳ cục này
Có một sự thật là trước khi loại giấy thần thánh này ra đời, con người đã sử dụng mọi thứ có trong tay để giải quyết nhu cầu làm sạch sau khi đi vệ sinh.
Vào thời Trung Cổ, vua chúa quý tộc thường thuê những người phục vụ riêng chuyên đảm nhận việc vệ sinh cho họ sau khi “giải quyết nhu cầu”.
Còn với thường dân, vì kinh tế eo hẹp nên họ thường xuyên sử dụng các loại lá cây bản to để “làm sạch” cho mình.
Nếu người Hy Lạp cổ đại dùng đá và đất sét thì người La Mã cổ đại đã dùng 1 miếng bọt biển buộc trên đầu một cái que và sau khi dùng xong, họ nhúng miếng bọt biển vào một cái thùng đầy nước để người kế tiếp có thể… tái sử dụng.
Giấy vệ sinh – truyền nhân nào đã tìm ra chúng?
Người Trung Quốc là những người đầu tiên tạo ra giấy vệ sinh, và họ cũng là những người đầu tiên sử dụng giấy vệ sinh vào thế kỷ VI sau Công Nguyên.
Thế nhưng, giấy vệ sinh chỉ thực sự phổ biến từ thế kỷ 14, khi vua triều Minh tiến hành sản xuất loại sản phẩm này. Phải đến hơn 1300 năm sau, giấy vệ sinh mới được sử dụng đại trà.
Người có công trong việc đưa giấy vệ sinh đến với mọi nhà là nhà sáng chế người Mỹ – Joseph Cayetty.
Vào năm 1857, ông đã cho sản xuất giấy vệ sinh tại nhà máy và bán dưới dạng cắt thành từng tờ vuông vắn và đóng thành gói.
Năm 1863, giấy vệ sinh bắt đầu được bán tại Anh như một món hàng. 34 năm sau đó, giấy vệ sinh dạng cuộn như hiện nay xuất hiện và trở thành vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình.
Điều thú vị về cuộn giấy vệ sinh
Mỗi cuộn giấy có từ 200-1.000 tờ giấy nhỏ hơn. Có những nhà sản xuất chỉ làm cuộn giấy với 200 tờ để tiết kiệm, trong khi đó có những cuộn giấy sử dụng ở nơi công cộng có tới hàng ngàn tờ giấy.
Mỗi ngày, người trên Trái đất sử dụng 30.000 cuộn giấy vệ sinh/ngày và khoảng 10 triệu bịch mỗi năm.
Giấy vệ sinh thường có màu trắng, tuy nhiên ở một số nơi trên thế giới, giấy có màu hồng hoặc hồng đào, được tạo độ ẩm hoặc có hương thơm nữa.