Hết sức cẩn thận nếu thấy môi thường xuyên bị khô vì đó là dấu hiệu cảnh báo căn bệnh nguy hiểm sau

( PHUNUTODAY ) - Môi khô do nhiều nguyên nhân khác nhau: thiếu nước, dưỡng ẩm không đủ... nhưng nếu môi luôn trong tình trạng khô nứt thì hãy hết sức cẩn thận vì đó có thể là dấu hiệu của căn bệnh nguy hiểm.

 Thiếu vitamin B

Một dạng của vitamin B phức hợp là vitamin B2, thường được gọi là riboflavin. Khi cơ thể không nhận đủ lượng vitamin cần thiết sẽ làm cho đôi môi của bạn sưng lên kèm theo nứt nẻ. Do đó, nếu bạn nhận thấy tình trạng môi khô thường xuyên thì hãy thử bổ sung thêm vào thực phẩm giàu vitamin B, đặc biệt là các thực phẩm giàu riboflavin như trứng.

Dị ứng

Empty

Hiện tượng khô và nứt có thể là cách môi của bạn phản ứng lại với một số sản phẩm hoặc thực phẩm bạn đang sử dụng không thật sự phù hợp. Bên cạnh đó, sử dụng thuốc tây cũng có thể gây ra tình trạng bất thường ở môi. Phản ứng dị ứng thường được biểu hiện đầu tiên ở môi với các dấu hiệu khô, bong tróc và sưng húp.

Bệnh Kawasaki

Môi khô, nứt nẻ có thể là dấu hiệu của căn bệnh nguy hiểm này. Trẻ sơ sinh và trẻ em là những đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời, nó có thể dẫn đến các bệnh về tim mạch. Bên cạnh khô môi, bệnh còn có một số triệu chứng khác bao gồm phát ban, lột da và sưng mắt, bàn tay, bàn chân…

Thiếu nước

Môi khô, nứt nẻ, chảy máu không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn là 1 bất tiện lớn trong cuộc sống hàng ngày của bạn. Và quan trọng hơn, môi khô, nứt có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn có dấu hiệu thiếu nước nghiêm trọng. Bạn cần thường xuyên sử dụng các sản phẩm dưỡng môi phù hợp, bổ sung rau xanh, vitamin và cung cấp nhiều nước cho cơ thể.

Bệnh tiểu đường/ bệnh do amip

Các vấn đề sức khỏe như tiểu đường và bệnh do amip (Bệnh do amip là bệnh nhiễm đơn bào Entamoeba histolytica, bệnh gây tổn thương đặc trưng là loét ở niêm mạc đại tràng và có khả năng gây ra các ổ áp xe ở những cơ quan khác nhau (gan, não...) cũng có thể gây mất nước và có thể gián tiếp gây ra môi nứt nẻ.

Tiêu chảy

Nếu bạn bị tiêu chảy, chắc chắn môi bạn sẽ bị nứt nẻ vì cơ thể bị mất nhiều nước.

Nhiễm nấm men

Nếu đôi môi bạn bị nứt nẻ, đặc biệt là xuất hiện những vết nứt nhỏ gần khóe miệng thì rất có thể bạn đang hoặc sắp bị nhiễm nấm men. Trong trường hợp này, tốt nhất là bạn nên hạn chế liếm môi để tránh nước bọt làm nghiêm trọng hơn tình trạng bệnh.

Cách để phòng tránh môi khô nứt:

cach-chua-moi-kho

Uống nhiều nước là một biện pháp tốt cho cơ thể ở trường hợp này. Tuy nhiên, cách tốt nhất là bạn nên đến gặp bác sĩ sớm nhất có thể để có phương pháp điều trị kịp thời.

- Tăng cường uống nước mỗi ngày (từ 2 – 2,5 lít) để duy trì độ ẩm cho cơ thể, làn da cũng như đôi môi.

- Không liếm môi hay bóc da môi bởi điều này sẽ làm môi bị tổn thương và tình trạng nứt nẻ trở nên tồi tệ hơn.

- Bổ sung thêm nhiều rau và trái cây trong thực đơn để tăng cường vitamin cho cơ thể.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link