Hoa đào, vị thuốc quý trong đông y từ sức khỏe cho đến nhan sắc

( PHUNUTODAY ) - Hoa đào đã từ lâu trở thành loài hoa quen thuộc trong ngày Tết bởi màu sắc tươi mới, mang nhiều giá trị đặc biệt. Trong đó có các giá trị về mặt y học, là vị thuốc quý tốt cho sức khỏe và nhan sắc của bạn.

Hoa đào - Một loài hoa tuy không thơm nồng nàn như những loài hoa khác nhưng người ta yêu thích nó bởi màu hồng phai dịu dàng, màu đỏ tươi thắm tượng trung cho sự may mắn vui vẻ vào đầu năm mới. Ngoài những công dụng làm đẹp cho ngôi nhà, hoa đào còn là một liều thuốc quý vô cùng tốt cho sức khỏe và làn da của mọi người. 

Theo Đông y, hoa đào mang tính bình, vị đắng có tác dụng lợi thủy, hoạt huyết và nhuận tràng. Hoa đào tươi tốt hơn hóa đào khô. Hoa đào khô trong một thời gian sẽ mất rất nhiều tác dụng. Những bông hoa dùng làm thuốc thường là những bông hoa sắp nở hoặc mới chớm nở để có tác dụng tốt nhất.

hoa-dao-2-1426608028188-crop-1426608254947

Một số vị thuốc chữa bệnh từ hoa đào

- Chữa các chứng cước khí, đau vùng tim: Dùng hoa đào khô tán thành bột uống với nước ấm với liều lượng từ 3-5 gam trong một ngày.

- Chữa chứng rụng tóc, hói đầu: Dùng bột hoa đào trộn với dầu vừng, thoa lên vùng da bị hói. Để thời gian từ 3- 5 phút thì rửa sạch.

- Chữa béo phì: Uống khoảng 1g bột hoa đào mỗi ngày 3 lần vào những lúc đói.

- Đại tiểu tiện bí kết: Lấy hoa đào, thêm mật ong, đường trắng và gạo tẻ nấu thành cháo để ăn. Tuy nhiên sau khi khổi bệnh phải ngừng ngay, không nên sử dụng quá lâu.

- Chữa các vết nám trên da:  Người ta dùng hoa đào 4 phần, bạch dương bì (vỏ cây bạch dương) 2 phần và bạch quả tử nhân 5 phần, đem phơi khô, tán thành bột mịn, đựng trong lọ kín dùng dần. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1g ngay sau bữa ăn.

- Muốn có làn da tắng trẻo, mịn màng: 200g hoa đào, 250g hạt bí xanh, và 100g bạch dương bì đem đi sấy hoặc phươi khô tán thành bột. Trộn thêm một ít đường trắng, để vào trong lọ kín dùng dần. Uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần một thìa cà phê sau bữa ăn. Hoặc nếu bạn không thích uống có thể lấy hoa đào kết hợp với hoa phù dung, hoa sen với lượng bằng nhau sắc lên, rồi lấy nước đó để rửa mặt hàng ngày.

- Bổ thận, nhuận da và dưỡng nhan sắc: Dùng những món ăn được chế biến từ hoa đào. Tôn nõn xào với với hành tây, củ cải. sau khi hoàn thành thì rắc cánh hoa đào lên ăn nóng.

- Chữa mụn trứng cá, mụn nhọt trên mặt: Dùng hoa đào với hạt bí xanh với liều lượng bằng nhau, đem đi phơi khô và giã thành bột. Sau đó hòa bột đó với mật ong dùng làm nước uống 3 lần mỗi ngày vào lúc đói trong từ 10 - 20 ngày.

bot-hoa-anh-dao-3i2vjzos

Những lưu ý khi sử dụng hoa đào

Hoa đào tuy dễ sử dụng nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng được. Trong bông hoa đào có chứa các chất như: kaemferol, quercetin, trifolin, naringenin, superoxide… không tốt cho phụ nữ có thai. Những chất này có thể gây ra hưng phấn ở tử cung và dễ dẫn tới hiện tượng sảy thai, sinh non và nhiều biến chứng khác. Những người có tiền sử huyết áp thấp, bụng dạ yếu cũng không nên sử dụng.

Ngoài ra, đối với các bệnh nhân gan, tim mạch hay trẻ nhỏ cũng cần lưu ý khi dùng các bài thuốc từ hoa đào. Nếu có sử dụng nên sử dụng lượng vừa đủ không nên sử dụng quá nhiều, nếu không có thể gây hôn mê, ngộ độc với nhiều biến chứng khó lường.

Theo:  saigonthethao.thethaovanhoa.vn copy link