Hoa hồng 'mê' nhất loại nước này: Mỗi tuần cho cây 'uống' 2 lần, hoa vừa to vừa nhiều, nở quanh năm

15:41, Thứ ba 14/03/2023

( PHUNUTODAY ) - Chăm sóc cây hoa hồng không dễ. Để kích thích cây hoa hồng trổ bông, bạn nhớ những điều dưới đây.

Hoa hồng là loại cây được nhiều người trồng trong vườn, trong nhà, giúp nhà cửa thêm phần sinh động. Cây hoa hồng có thể trổ bông quanh năm nhưng cần có sự chăm sóc tỉ mỉ của người trồng. Nếu bạn chỉ tưới nước bình thường, cây sẽ khó ra hoa hoặc có hoa nhưng không đẹp.

Để cây hoa hồng ra hoa rực rỡ, bạn hãy làm theo cách dưới đây.

Tưới cây hoa hồng bằng nước có tính axit nhẹ

Loại nước đầu tiên mà bạn cần bổ sung cho cây hoa hồng là nước có tính axit như nước vo gạo lên men, nước mưa, nước giấm... miễn sao là nước có tính axit nhẹ.

Hoa hồng là cây ưa tính axit nên việc tưới cây bằng các loại nước axit nhẹ như vậy sẽ tốt cho sự hấp thụ dinh dưỡng của cây và có lợi cho sự phát triển của hoa.

Nếu sử dụng nước mưa, bạn chỉ cần trữ nước mưa trong bể rồi dùng dần để tưới cho cây.

trong-hoa-hong-01

Nếu dùng nước vo gạo có thể ủ cho nước lên men rồi pha loãng với nước sạch để tưới cho cây. Nước vo gạo lên men không chỉ có tính chua mà còn giàu dinh dưỡng và nó không làm cho đất cứng như khi dùng nước máy. Để làm nước gạo lên men, bạn hãy cho nước vo gạo vào lọ đậy nắp kín để khoảng 1 tháng là có thể dùng.

Nước có pha giấm cũng là loại nước có thể sử dụng cho cây hoa hồng. Chỉ cần pha một lượng giấm nhỏ vào nước tưới cây (tỷ lệ 1:50) là được, không nên cho quá nhiều làm thối rễ của cây.

Nước có tính axit tốt cho cây nhưng cũng chỉ nên dùng 2 lần/tuần. Dùng quá nhiều sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của cây hoa hồng.

Ngoài tưới nước, bạn cần chú ý đến một số yếu tố khác có thể làm ảnh hưởng đến việc ra hoa của cây hoa hồng.

Không bón phân quá nhiều

trong-hoa-hong-02

Mùa xuân là thời kỳ sinh trưởng cao điểm của cây hoa hồng. Do đó, bạn cần tăng cường tưới nước và bón phân để cây có đủ dinh dưỡng ra cành mới, lá mới. Tuy nhiên, không nên bón phân quá nhiều. Nguyên nhân là do cây vừa mới thức dậy sau thời kỳ ngủ đông, vẫn chưa thể trở lại trạng thái hoạt động bình thường. Nếu tưới nhiều nước và bón phân thường xuyên, rễ cây sẽ bị thối, cháy các mầm non.

Trong thời điểm này, hãy giãn cách thời gian tưới nước, chỉ cần giữ đất không bị quá khô là được.

Về việc bón phần, có thể vùi một ít phân hữu cơ lên men và phân hoai mục vào chậu đất hoặc tưới cho cây một ít phân loãng. Khi cây đã phục hồi hoàn toàn thì mới bón phân hỗn hợp và phân thúc hoa.

Muốn hoa hồng trổ bông, không thể thiếu ánh sáng

trong-hoa-hong-03

Hoa hồng là loại cây ưa sáng. Nếu muốn cây ra hoa, bạn nhất định phải để cây tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Mùa xuân là giai đoạn cây không ngừng sinh trưởng, đâm chồi nảy lộc. Lúc này, cây cần có đủ ánh sáng để mọc nhánh mới và ra nụ hoa.

Phòng sâu bệnh cho cây

Cây hoa hồng rất dễ bị bệnh và bị côn trùng tấn công. Một số bệnh hay gặp ở cây hoa hồng là bệnh phấn trắng, đốm lá, bọ trĩ...

Nên cắt tỉa hết cành bị câu bệnh, cành hỏng và tiêu hủy chúng để ngăn ngừa bệnh lây lan. Đồng thời, khử trùng đất để tránh mầm bệnh lan trộng. Bên cạnh đó, có thể phun thuốc trừ sâu bệnh để cây không bị nhiễm bệnh và bị côn trùng cắn phá.

chia sẻ bài viết
Theo:  xevathethao.vn copy link
Tác giả: Thanh Huyền