Hoàng đế nhà Thanh, đặc biệt là Càn Long rất thích đeo nhẫn ngọc ở ngón tay cái, tại sao?

( PHUNUTODAY ) - Thời xưa, các vua, chúa, đặc biệt là Càn Long thích đeo nhẫn ngọc ở ngón tay cái. Điều này có ý nghĩa đặc biệt gì?

Ở thời hiện đại, các quý ông đeo nhẫn ngón cái thường là những người có nền tài chính vững mạnh, có chỗ đứng vững chãi trong sự nghiệp hay gia thế hiển hách. Thời xưa, các vua, chúa, đặc biệt là Càn Long thích đeo nhẫn ngọc ở ngón tay cái.

Chiếc nhẫn ngọc ở ngón tay cái không đơn thuần là vật trang trí

hoang-de-nha-thanh-rat-thich-deo-nan-ngoc-ngon-tay-cai-1

Chúng ta có thể thấy qua các bộ phim cổ trang của Trung Quốc, các vị vương tôn, quý tộc đều đeo một chiếc nhẫn làm từ ngọc. Vật này là vật bất ly thân, thể hiện địa vị và phẩm hạnh của một chính nhân quân tử. Nhẫn ngọc thường được truyền từ đời này qua đời khác nên đôi khi nhẫn càn long là danh tiếng của cả một gia tộc.

Vào thời nhà Thanh, chiếc nhẫn ngọc đeo ở ngón tay cái hay còn gọi là ban chỉ, nhẫn hộ chiếu rất được nam nhân yêu thích và thường đeo khi đi cưỡi ngựa, bắn cung. Sở thích này thực sự trở nên phổ biến vào thời nhà Thanh, khi mà các hoàng đế, quý tộc, thân vương ai ai cũng luôn xuất hiện với chiếc ban chỉ trên tay.

Tuy nhiên, ban chỉ (nhẫn ngọc) không chỉ được làm từ ngọc mà còn được làm bằng da động vật, đá, sừng động vật, gỗ, xương, ngà voi, kim loại, ngọc, mã não,... Độ tinh xảo của ban chỉ phụ thuộc vào địa vị của người đeo. Địa vị càng cao thì ban chỉ càng được chế tác tỉ mỉ và sử dụng chất liệu quý giá. Thời nhà Thanh, ban chỉ là món trang sức rất được các hoàng đế yêu thích, đặc biệt là Càn Long. Vậy loại nhẫn này có ý nghĩa ra sao?

Theo chia sẻ của nhà sử học Trung Quốc, ban chỉ có mối liên hệ đặc biệt với tổ tiên của các hoàng đế - nhóm các dân tộc Tungus sinh sống chủ yếu ở khu vực Mãn Châu hay còn được gọi là người Nữ Chân, một bộ phận nhóm các dân tộc Tungus sinh sống bằng nghề chăn nuôi, săn bắn, tập trung chủ yếu ở khu vực Mãn Châu (Trung Quốc). Người ta thường gọi người Nữ chân là "mã bối thượng đích dân tộc", dân của tộc người này ai cũng gắn liền với cung tên và nhẫn ban chỉ. Ban đầu chiếc nhẫn ban chỉ làm bằng xương động vật, có màu vàng và sẽ chuyển sang màu nâu sẫm sau khi một khoảng thời gian sử dụng. Thanh Thái Tổ - Nỗ Nhĩ Cáp Xích suốt thời kỳ thống nhất bộ tộc Nữ Chân đã luôn đeo loại nhẫn này.

Những ngày đầu khi nhà Thanh mới được tạo dựng, để đề phòng việc con cháu sau này của người Mãn Châu quên đi lịch sử "chinh phục thiên hạ bằng việc cưỡi ngựa và bắn cung" của tổ tiên, tất cả các thành viên trong hoàng tộc, kể cả hoàng đế, đều phải học cưỡi ngựa và bắn cung. Thuận Trị Đế thậm chí còn cho xây dựng một địa điểm để con cháu tập cưỡi ngựa bắn cung riêng biệt trong Tử Cấm Thành. Đích thân ông là người dạy dỗ các hoàng tử và quý tộc đi tập bắn cung, cưỡi ngựa. Trong đó, nhẫn ban chỉ luôn nằm ở ngón tay cái của vị hoàng đế như một công cụ bảo vệ.

Do đó, việc các hoàng đế đeo nhẫn ban chỉ ở ngón tay cái còn là một biểu tượng văn hóa, tượng trưng cho tinh thần cưỡi ngựa, bắn cung, luyện võ thuật của người Mãn Châu.

Quy tắc đeo nhẫn nam giới ngày nay

hoang-de-nha-thanh-rat-thich-deo-nan-ngoc-ngon-tay-cai-6

– Đối với ngón cái

Nhẫn trên ngón tay cái cho thấy một người đàn ông giàu có hoặc có ảnh hưởng. Nhẫn trên ngón cái thường cầu kỳ hoạ tiết hoặc đính đá tỷ mỷ. Ngón cái là một độc lập so với bốn ngón còn lại, nên khi đeo nhẫn ngón cái tượng trưng cho cái gì đó làm bạn khác biệt, một cá tính mạnh và quyết đoán, và quyền lực, thông thường ngón cái hay đeo nhẫn nguyên khối hay nhẫn càn long

– Ngón trỏ

Ngón trỏ được xem là ngón tay nhạy bén và khéo léo nhất trên bàn tay vì vậy đeo trên ngón tay này không trao giờ gây trở ngại nhiều đến ngón khác. Ngày xưa người ta đeo nhẫn ở ngón trỏ để thể hiện đẳng cấp, địa vị trong xã hội, ngày nay tập quán này vẫn còn tồn tại trong xã hội hiện đại.

Ngón trỏ được xem là biểu tượng tượng trưng cho quyền lực, sự lãnh đạo và quyền lực , ngón này nên chọn nhẫn có màu trắng sáng như bạch kim nhưng chiếc nhẫn từ bạch kim thì tương đối đắt nên tuỳ theo túi tiền bạn có thể chọn nhẫn vàng trắng hoặc bạc.

– Ngón giữa

Hầu hết những người lần đầu đeo nhẫn đều cảm thấy thoải mái khi đeo nhẫn ở ngón giữa. Nó cho cảm giác tập trung, mạnh mẽ, thẳng thắn và nam tính, ngón giữa nằm ở vị trí trung tâm nên tượng trưng cho sự cân bằng và trách nhiệm. Nếu bạn chưa chọn được ngón tay nào để đeo nhẫn thì có thể chọn luôn ngón này vì nó không có gầy trở ngại khi hoạt động.

– Ngón áp út

Ngón áp út thường được coi là biểu tượng cho tình trạng hôn nhân. Nếu đeo nhẫn ở tay phải có nghĩa là đính hôn, nếu đeo tay trái có nghĩa là đã lập gia đình. Hầu hết các quý ông đều chọn nhẫn cưới đơn giản được làm bằng vàng hoặc bạc. Ngón áp út được tượng trưng cho Mặt Trăng, sự sáng tạo và vẻ đẹp, tình yêu vĩnh cửu.

– Ngón út

Để thể hiện một điều gì đó các đấng mày râu thường đeo nhẫn ngón út. Đeo nhẫn ngón út không ảnh hưởng hay liên quan đến bất cứ tôn giáo hay nền văn hoá nào. Cũng giống như ngón trỏ ngón này không gây trở ngại cho hoạt động của các ngón còn lại. Ngoài ra ngón út tượng trưng cho trí thông minh và tính thuyết phục.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link