Cấp Căn cước vì sao thường phải tới cơ quan công an?
Căn cước cũng tương tự như Căn cước công dân hay Chứng minh thư nhân dân ở điểm phải lấy thông tin cá nhân để đưa vào giấy tờ này, trong đó có hình ảnh, thông tin cá nhân như nốt ruồi, vân tay, mống mắt... Do đó khi làm các giấy tờ này thì phải tới cơ quan công an thực thi để lấy các thông tin trên. Bởi vậy trong trường hợp cần phải lấy các thông tin này thì không có cách nào khác là trực tiếp tới cơ quan công an tiến hành việc này.
Luật Căn cước mới, không may mất Căn cước thì có thể làm lại online?
Luật quy định việc cấp lại thẻ Căn cước diễn ra trong các trường hợp:
- Bị mất thẻ
- Thẻ Căn cước bị hư hỏng không sử dụng được
- Công dân được trở lại quốc tịch Việt Nam
- Cấp đổi khi đến các độ tuổi 14, 25, 50, 60.
Trong các trường hợp cấp Căn cước ở các mốc đủ độ tuổi 14, 25, 50, 60 thì công dân phải tới trực tiếp cơ quan công an để làm như lần đầu cấp Căn cước.
Còn trong trường hợp thẻ Căn cước vẫn còn thời hạn sử dụng mà người dân bị mất, hỏng muốn cấp lại thì có thể xin cấp đổi online thông qua cổng dịch vụ công hoặc ứng dụng định danh quốc gia mà không cần phải đến trực tiếp cơ quan công an.
Thời gian cấp lại thẻ Căn cước là bao lâu?
Theo Điều 26 Luật Căn cước, thời hạn cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ Căn cước là 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Trong khi đó, theo quy định cũ tại Đều 25 Luật Căn cước công dân năm 2014, thời hạn được chia theo các trường hợp như sau:
- Tại thành phố, thị xã:
Cấp mới và cấp đổi: Không quá 07 ngày. Cấp lại: Không quá 15 ngày làm việc.
- Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo: Thời gian thực hiện là không quá 20 ngày áp dụng cho tất cả các trường hợp.
- Tại các khu vực còn lại: Không quá 15 ngày cho tất cả các trường hợp.
Như vậy thời gian cấp đổi lại thẻ Căn cước trong quy định mới đã rút ngắn hơn so với trước đây.