Khi nào thì nên nhổ răng khôn?

( PHUNUTODAY ) - Nhổ răng khôn là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để giảm thiểu tối đa những biến chứng từ bệnh có thể gây ra. Vậy nhưng khi nào thì cần phải nhổ răng khôn?

Thời điểm nào nhổ răng khôn là tốt nhất

Thời điểm nhổ răng khôn tốt nhất là từ 18 đến 25 tuổi, khi chân răng hình thành được 2/3. Trên 35 tuổi, trường hợp phải phẫu thuật để nhổ răng khôn sẽ gặp nhiều khó khăn do xương cứng và đặc hơn. Mặt khác một số yếu tố toàn thân và tại chỗ cũng không cho phép can thiệp nhổ răng khôn. Quá trình lành thương, hậu phẫu cũng kéo dài và không thuận lợi.

Khi nào nên nhổ răng khôn

- Khi việc mọc răng khôn gây ra các biến chứng đau, nhiễm trùng lặp đi lặp lại, u nang, ảnh hưởng đến răng lân cận.

4.khi-na0-nen-nho-rang-khon-phunutoday.vn
 

- Khi răng khôn chưa gây ra biến chứng, nhưng giữa răng khôn và răng bên cạnh có khe giắt thức ăn, tương lai sẽ ảnh hưởng đến răng bên cạnh thì cũng có chỉ định nhổ răng khôn để ngăn ngừa biến chứng.

- Răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ, không bị cản trở bởi xương và nướu nhưng không có răng đối diện ăn khớp, làm răng khôn trồi dài xuống hàm đối diện. Điều này tạo bậc thang giữa răng khôn và răng bên cạnh, gây nhồi nhét thức ăn, lở loét nướu hàm đối diện.

- Răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ, không bị cản trở bởi xương và nướu, nhưng hình dạng răng khôn bất thường, nhỏ, dị dạng, gây nhồi nhét thức ăn với răng bên cạnh, lâu ngày gây sâu răng và viêm nha chu răng bên cạnh.

- Bản thân răng khôn có bệnh nha chu hoặc sâu răng lan rộng.

- Nhổ răng khôn để chỉnh hình, làm răng giả, hoặc răng khôn là nguyên nhân của một số bệnh toàn thân khác cũng nên được nhổ bỏ.

Khi nào nên để lại răng khôn không nhổ

- Không phải tất cả răng khôn cần phải nhổ. Một chiếc răng khôn mọc thẳng, bình thường, không bị kẹt bởi mô xương và nướu, không gây biến chứng, thì có thể được giữ lại miễn là bệnh nhân dùng chỉ tơ nha khoa và bàn chải để làm sạch một cách triệt để.

- Bệnh nhân có một số bệnh lý toàn thân không kiểm soát tốt như tim mạch, tiểu đường, rối loạn đông cầm máu…

- Răng khôn liên quan trực tiếp đến một số các cấu trúc giải phẫu quan trọng như xoang hàm, dây thần kinh… mà không thể sử dụng các phương pháp phẫu thuật chuyên biệt để thực hiện.

Răng khôn hàm dưới mọc sát dây thần kinh thì sao?

Do vị trí nằm sâu trong cung hàm nên thực hiện nhổ răng khôn sẽ khó và phức tạp hơn so với những răng khác. Răng mọc lệch 90 độ, răng nhiều chân phân kỳ hay chân răng sát ống thần kinh răng dưới đều là những yếu tố gây khó nhổ cũng như làm tăng các biến chứng sau nhổ

Ngày nay, với tiến bộ trong Nha khoa hiện đại, phương pháp nhổ răng khôn không đau (đã đề cập ở trên) và với máy siêu âm Piezotome sẽ giúp nhổ răng khôn hàm dưới mọc sát dây thần kinh an toàn.

Các bước sóng siêu âm Piezotome sắc bén chuyển động linh hoạt với tần số chọn lọc từ 28 – 36 Khz, tác động lên các mô cứng, không làm tổn thương các mô mềm.

Với phương pháp này sử dụng mũi siêu âm nhẹ nhàng đi vòng quanh chân răng khôn, làm đứt các dây chằng xung quanh chân răng. Chân răng tách ra khỏi xương ổ răng, nên việc gấp răng ra khỏi hàm trở nên dễ dàng và nhẹ nhàng. Do sử dụng sóng siêu âm để tách răng khỏi xương ổ, nên kỹ thuật này không gây thương tổn hay xâm lấn nhiều như kỹ thuật nhổ răng truyền thốngvà cũng mau lành thương hơn.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link