Không chỉ tiêm vắc xin, 3 yếu tố giúp Đan Mạch 'về đích' sớm trong cuộc chiến nCoV: Đáng học hỏi

( PHUNUTODAY ) - Hiện nay trên thế giới, Đan Mạch là quốc gia duy nhất mà người dân được thoải mái ra ngoài, gặp gỡ nhau như 'cuộc sống thiên đường, khẩu trang chỉ khuyến khích ở một số nơi chứ không còn là bắt buộc'.

Ngày 10/9, lãnh đạo của đất nước này đã tuyên bố rằng: ‘nCoV không còn là mối đe dọa nghiêm trọng’ với Đan Mạch nữa.

Washington Post đã chỉ ra những yếu tố giúp Đan Mạch vượt qua đại dịch.

Tỷ lệ tiêm chủng tại Đan Mạch khá cao với 86% công dân đủ điều kiện tiêm vắc xin từ 12 tuổi trở lên đã tiêm ít nhất một mũi vắc xin và 95% dân số từ 50 tuổi trở lên đã tiêm chủng đầy đủ.

Số người tử vong tại Đan Mạch trong đại dịch nCoV là 450 người trên 1 triệu dân, trong khi con số này tại Mỹ là 1.982 người trên 1 triệu dân. Dưới đây là những yếu tố giúp Đan Mạch, quốc gia Bắc Âu với 5,8 triệu dân, vượt qua đại dịch nCoV.

6

Sự tin tưởng tuyệt đối của người dân với cơ quan y tế

Một dự án nghiên cứu về nCoV đã khảo sát hơn 400.000 người Đan Mạch và 7 quốc gia khác. Kết quả cho thấy, sự tin tưởng của người dân tại quốc gia Bắc Âu này với cơ quan y tế là yếu tố quan trọng làm nên thành công của Đan Mạch.

Chính sự tin tưởng của người dân đã làm tăng tỷ lệ tiêm chủng. Đồng thời, giúp chính phủ thực hiện thành công các chính sách quan trọng như: xét nghiệm diện rộng, cấp thẻ xanh vắc xin.

Nghiên cứu về sự do dự khi tiêm vắc xin cho thấy: Sự thiếu tin tưởng vào chính quyền và chuyên gia y tế là lý do khiến người dân từ chối tiêm chủng.

Ngược lại với nhiều nước châu Âu, người dân tại quốc gia hơn 5,8 triệu dân này lại vô cùng tin tưởng vào giới chức y tế quốc gia. Khảo sát của Washington Post cho thấy: 90% người dân Đan Mạch tin tưởng vào giới chức y tế quốc gia. Mùa thu năm 2020, hơn 80% dân số đủ điều kiện sẵn sàng tiêm chủng. Trong khi đó, con số này ở Mỹ còn chưa tới 50%.

Không phụ sự kì vọng của người dân, giới quan chức của đất nước Bắc Âu này minh bạch thông tin liên quan tới đặc điểm của vắc xin, bao gồm cả điểm tích cực và tiêu cực. Đây cũng chính là chìa khóa để duy trì sự tin tưởng của người dân. Chính quyền Đan Mạch chấp nhận thông báo ngay cả khi điều này có thể làm giảm sự chấp nhận vắc xin của người dân trong thời gian ngắn.

Lãnh đạo Đan Mạch thẳng thắn nói về mức độ nghiêm trọng và những bất cập trong đại dịch. Họ cũng nói về tác dụng phụ tiềm ẩn của một số loại vắc xin.

Không chỉ tin tưởng, người dân còn có ý thức tự giác trong việc tuân thủ các hạn chế

Nghiên cứu của Washington Post cho thấy: Gánh nặng xã hội, tài chính là thứ thúc đẩy sự phản đối của các hạn chế. Tuy nhiên, tại đất nước này, người dân tuân thủ nghiêm quy định hạn chế của chính quyền. Đồng thời, chính phủ cũng hỗ trợ người dân. Nhờ đó mà các biện pháp hạn chế trở nên nhẹ nhàng, giảm bớt gánh nặng cho dân chúng.

Kết quả là người Đan Mạch ít bị thiệt hại hơn trong đợt càn quét này bằng các biện pháp hạn chế. Họ cũng coi thẻ xanh vắc xin là công cụ để bảo vệ lẫn nhau.

Theo Washington Post, chính sự hợp tác của người dân và chính phủ là yếu tố quan trọng giúp Đan Mạch vượt qua nCoV.

2

Thực hiện các biện pháp mang tính tập thể

Washington Post nhận định: Yếu tố chính giúp quốc gia Bắc Âu này kiểm soát được sự lây lan của virus là nhờ xét nghiệm diện rộng.

Mùa xuân năm nay, Đan Mạch chính thức thực hiện 4 triệu xét nghiệm mỗi tuần. Nghĩa là cứ 100 người thì sẽ có 75 người được xét nghiệm.

Chính quyền Đan Mạch thúc đẩy việc tuân thủ hướng dẫn phòng dịch. Đồng thời, kêu gọi mọi người xét nghiệm như một nghĩa vụ đạo đức. Đó là điều đúng đắn mà người dân cần làm, xây dựng trên cách tiếp cận tập thể để đánh bại ‘cô vy’.

Tuy nhiên, biện pháp mang tính tập thể này vẫn có thể gây ra tranh cãi giữa các đảng phái. May mắn là tại Đan Mạch, các đảng phái nước này có bề dày lịch sử hợp tác với nhau. Có tới 80% người dân nước này cảm thấy các nhà lãnh đạo đoàn kết chống lại nCoV.

Thế nhưng, sự đoàn kết này cũng từng bị lung lay 2 lần. Song, sau tất cả, mọi thứ đều đã được quyết định, nCoV cuối cùng cũng được đẩy lùi.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link