Kinh nghiệm người xưa: "3 lời càng nói ít lộc về càng nhiều, nói nhiều thì lộc mất sạch", muốn ấm thân phải nhớ

16:03, Thứ năm 13/07/2023

( PHUNUTODAY ) - Người xưa đã truyền lại kinh nghiệm: “3 lời càng nói ít lộc về càng nhiều, nói nhiều thì lộc mất sạch”, về già muốn ấm thân nên biết.

Con người dành 3 năm học nói nhưng dành cả đời học im lặng. Càng lớn tuổi, càng chín chắn và trưởng thành thì bạn càng thấy cần học cách im lặng để có cuộc sống ấm êm và những mối quan hệ tốt đẹp hơn. Người xưa đã truyền lại kinh nghiệm: “3 lời càng nói ít lộc về càng nhiều, nói nhiều thì lộc mất sạch”, về già muốn ấm thân nên biết.

1. Những gì không làm được

cac-cu-2

Tục ngữ có câu “ngôn dị hành nan” tức nói thì dễ nhưng làm được mới là điều khó. Có rất nhiều người già vừa mở miệng đã nói về việc họ đưa ra bao nhiêu quyết định ở nơi làm việc, họ khôn ngoan như thế nào và thể hiện sự tín nhiệm của mình, nói về kinh nghiệm kinh doanh của họ, nghĩ rằng họ kiếm tiền rất lợi hại. Nhưng nhiều khi những điều đó lại phản tác dụng, sự cường điệu hoá sẽ khiến cho con người hoài nghi về độ chân thật của lời nói. Đặc biệt, nếu nói như một cái máy, nói mà không hề làm thì rỗng tuếch, rơi vào lộng ngôn, ngoa ngữ, giảm đi độ tin cậy cũng như tín nhiệm của bản thân.

Càng lớn tuổi thì càng phải thực tế hơn. Điều không làm được thì đừng hứa với người khác, đừng nói trước mặt gia đình, kịp thời nhắc nhở con cái những suy nghĩ và cách làm không thực tế.

2. Kiến thức nửa vời

Chúng ta không phải là thánh nhân, nếu nói quá nhanh không suy nghĩ sẽ rất dễ mắc lỗi. Có những người, khi đối đáp thường rất nhanh, thoạt nhìn thì quả thực là có khả năng ăn nói, nhưng kỳ thực là lời nói ra không được suy xét kỹ càng, đầy những sơ hở. Những người như vậy kỳ thực sẽ không được người khác coi trọng.

Nếu hiểu rõ bạn có thể nói, còn chưa nắm vững tốt nhất nên im lặng. Khi một người lớn tuổi, kính nghiệp sẽ tự nhiên phong phú hơn, nhưng không nên vì vậy mà tự coi mình là người thông suốt tất cả mọi thứ. Khi người ta già, quan tâm đến người khác là đúng, nhưng sự quan tâm đó phải đúng lúc, thực chất. Không phải lúc nào cũng chia sẻ với những kinh nghiệm mình có. Hầu hết thời gian, bạn cần phải yên tĩnh theo dõi sự thay đổi của câu chuyện, hãy là người ngoài cuộc và biết lắng nghe.

3. Việc không người khác, ghen tị với người khác

cac-cu-3

Nên nhớ giữa cha mẹ và con cái đã có khoảng cách, còn có chuyện bất đồng huống hồ là người ngoài. Thế nên một người già tốt bụng sẽ không chỉ trỏ vào những người không quen thuộc mà mỉm cười đối diện với nó. Trong gia đình, con dâu, con rể là người khó được người già chấp nhận. Bên ngoài gia đình, sẽ thường phải gặp những kẻ gian ác, nhỏ bé vì chúng ta không biết kinh nghiệm mà họ đã trải qua và lý tưởng sống của họ. Hãy học cách im lặng dù cảm thấy "chướng tai, gai mắt".

Ghen tị là một tật xấu mà rất nhiều người gặp phải. Ghen tức tật đố sẽ ảnh hưởng đến cả thân thể và tinh thần của một người. Nó sinh ra lòng thù hận, hại người hại mình. Một người nên được gì thì đó là trong mệnh của họ đã được an bài dựa theo “đức” và “nghiệp” mà họ tích được. Nếu muốn được những điều tốt đẹp, hãy tự nhắc nhở bản thân hành thiện, làm việc tốt. Đối mặt với người hơn mình, không nên ghen tị, đố kỵ mà phao tin đồn để làm hại họ. Bởi vì, thực ra hại người cũng chính là hại mình.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Vũ Thêm