Hãy cho bé lựa chọn
Mẹ không nên ép buộc con trong mọi việc. Điều này khiến bé cảm thấy bị gò bó và có tâm lý phản kháng. Muốn con nghe lời răm rắp, mẹ nên tôn trọng sự lựa chọn của con, tạo cho bé cảm giác mình cũng tham gia lên kế hoạch và có tránh nhiệm hoàn thành.
Mẹ có thể hỏi con: “Con thích thay đồ ngủ hay đánh răng trước?” hoặc “Con thích đội mũ màu đỏ hay mũ màu xanh?”…
Khi lựa chọn bé sẽ có cảm giác được tôn trọng hơn và con nghe lời răm rắp.
Hãy động viên, khen thưởng đúng lúc
Thái độ, cách đối xử của người lớn với con cũng là nguyên nhân hình thành nên sự bướng bỉnh, khó bảo ở trẻ. Chính bởi vậy, muốn thay đổi một đứa trẻ cứng đầu, bố mẹ cần cố gắng động viên và khen ngợi con khi chúng cố gắng thực hiện những việc tốt, cho dù đó là việc nhỏ nhặt.
Bên cạnh đó, phần thưởng của bố mẹ khi bé cư xử ngoan ngoãn hay đã sửa được thói quen xấu chắc chắn sẽ tạo động lực để bé duy trì lối cư xử đúng đắn này. Phần thưởng ở đây không nên quá thiên về vật chất mà có thể chỉ là lời khen, một cử chỉ quan tâm hay khích lệ. Ngoài ra, bố mẹ cũng cần chọn đúng thời điểm để khen ngợi bé, tốt nhất là ngay sau khi quan sát thấy biểu hiện tích cực của bé. Thông qua việc khen thưởng đúng lúc cũng chính là một cách tạo động lực cho con cư xử lễ phép mà không cần dùng những lời la mắng hay roi vọt.
Hãy trở thành một người bạn, gia tăng kết nối với con
TS. Phạm Thị Thu Hoa cho biết: “Ở mỗi một giai đoạn lứa tuổi tâm sinh lí của trẻ sẽ khác nhau. Muốn dạy con ngoan bạn cũng cần phải biết cách và phương pháp dạy sao cho đúng. Một trong những cách tốt nhất để dạy con ngoan là bản thân bố mẹ hãy làm bạn với con, lắng nghe con tâm sự. Từ đó, bố mẹ và con cái có thể chia sẻ với nhau những câu chuyện một cách dễ dàng nhất. Hơn nữa, khi bạn trở thành một người bạn của trẻ, chúng sẽ dễ hợp tác hơn”. Những điều thủ thỉ, thầm kín chắc chắc trẻ sẽ sẵn sàng chia sẻ với bạn khi bạn đã trở thành một người bạn của con và thường xuyên trò chuyện cùng con.
Thay vì những lời la mắng hay những trận đòn roi, các bậc cha mẹ hãy biết động viên khen thưởng đúng lúc, làm bạn với con, dùng tình cảm lời nói để dạy con, dùng chính lối sống, đạo đức của mình làm tấm gương cho con. Khi đó, chắc chắn trẻ sẽ khắc tự biết vâng lời dù bạn không cần nặng lời một chút nào hết.
Sử dùng “Khi con… mẹ cảm thấy… bởi vì…”
Chẳng hạn: “Khi con chạy lung tung trong siêu thị, mẹ cảm thấy lo lắng bởi vì con có thể bị lạc”. “Khi con không mời bố mẹ trước khi ăn cơm mẹ cảm thấy buồn vì con không quan tâm tới mẹ”… Mẹ nên cho con biết suy nghĩ của mẹ để đồng cảm thay vì áp đặt, khiến trẻ không thể hiểu. Nhờ cách nói này, con sẽ hiểu được cảm nhận của bạn và con nghe lời răm rắp một cách tự nguyện.
Đừng hỏi khó
Khi con làm sai một cái gì đó, nhiều bà mẹ quen miệng luôn hỏi “Sao con lại làm thế?”. Nhưng thực ra câu hỏi này của mẹ là đang làm khó con. Đôi khi chính người lớn có những lúc còn không hiểu tại sao mình lại làm thế?
Mẹ nên hỏi con những câu trần thuật đơn giản
Mẹ nên xem xét mức độ hiểu biết của bé nhà bạn dựa trên độ tuổi. Bé càng ít tuổi thì yêu cầu của mẹ phải càng ngắn và đơn giản. Mẹ nên bắt đầu bằng những câu hỏi đơn giản như: “Con có thể kể lại cho mẹ chuyện xảy ra?”, “Con đã thấy gì?”, “Con định làm gì?”…
Nguyên tắc từng câu một
Nói quá nhiều là sai lầm phổ biến của cha mẹ khi đối thoại với con về một chuyện. Muốn con nghe lời, mẹ chỉ nên yêu cầu bé làm một việc một lúc. Bạn càng “dông dài” với các yêu cầu, bé nhà bạn càng có xu hướng “giả điếc”.
Mẹ thử nghĩ xem, với cả “núi công việc” bạn sẽ cảm thấy chùn chân, chán nản. Trẻ con cũng vậy. Mẹ chỉ nên yêu cầu con từng việc như: “Con lấy hộ mẹ cốc nước” và “Con mang hộ mẹ chiếc túi ra bàn”… Nếu muốn con nghe lời răm rắp thì mẹ hãy áp dụng nguyên tắc này ngay nhé.