Bác sĩ Nhi chỉ ra rằng đây chính là sai lầm trí mạng khi hạ sốt cho con mà quá nhiều cha mẹ mắc

( PHUNUTODAY ) - Bác sĩ Nhi chỉ ra rằng đây chính là sai lầm trí mạng khi hạ sốt cho con mà quá nhiều cha mẹ mắc - cần bỏ ngay kẻo hối hận chẳng kịp.

Khi trẻ bị sốt, nếu không xử lý kịp thời hoặc xử lý không đúng cách có thể gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan như: tổn thương các tế bào thần kinh, rối loạn thần kinh não, nguy hiểm hơn có thể gây hôn mê hoặc tử vong. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng có đủ kinh nghiệm để xử lý đúng khi trẻ bị sốt. Sự lo lắng, hoảng loạn và tìm mọi cách hạ sốt cho trẻ, kể cả nghe theo kinh nghiệm dân gian, có thể gây nguy hiểm cho con.

Sau đây là một số sai lầm cha mẹ thường mắc phải khi hạ sốt cho trẻ:

ha-sot

 

Làm mát

Biện pháp này được rất nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, bác sĩ Sang cho rằng khi trẻ sốt việc lau mát thực sự không tác dụng. Đôi khi, việc lau mát gây tình trạng co mạch ngoại biên và rối loạn thêm thân nhiệt của bé, hệ quả là 70% số bé sau lau mát có tình trạng nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn trước.

Bác sĩ Sang nhấn mạnh lau mát không hạ sốt được, còn làm tăng sự khó chịu cho bé và gây rối loạn cơ chế điều hòa thân nhiệt ở trẻ, đặc biệt trẻ sơ sinh <12 tháng tuổi.

Bỏi vì các nghiên cứu cho rằng hạ sốt là điều trị cho con còn lau mát là " điều trị" cho người lớn vì khi dùng biện pháp lau mát có giúp giảm nhiệt độ 15 phút đầu nhưng có tới 57% bố mẹ lau mát cho con sai cách như nước quá nóng hoặc quá lạnh (nhiệt độ khuyến cáo từ 29 - 30oC), lau không đúng 5 vị trí cần thiết (cổ, 2 hõm nách, bẹn, khoeo)...nên việc hạ sốt không hiệu quả.

Ngoài ra, khi lau mát ở trẻ nhỏ có thể gây co mạch ngoại biên đột ngột, giảm tưới máu ngoại vi gây hạ thân nhiệt tay chân ngoại vi nhưng thân nhiệt trung tâm vẫn cao gây rối loạn điều hòa thân nhiệt. Vốn dĩ, ở trẻ nhỏ, cơ chế điều hòa nhiệt độ chưa hoàn chỉnh nên khi làm mát vô tình sẽ làm trẻ sốt cao hơn nữa.

Chỉ nên lau mát khi không chắc nguyên nhân tăng nhiệt độ là sốt. Trường hợp trẻ sốt kèm với 1 yếu tố làm tăng thân nhiệt như quấn chăn quá chặt, do dùng thuốc anticholinergics như atropine, ipratropium... và sốt kèm với bệnh nội thần kinh. Và chỉ nên lau mát khi bé được bác sĩ chuyên khoa thăm khám cẩn thận.

Khi cần phải lau mát cha mẹ có thể dùng nhiệt độ của nước nên dưới nhiệt độ của bé 5°C (ví dụ bé sốt 40°C thì nước khoảng 35-36°C là vừa) và vừa lau mát vừa mở quạt

Hạ sốt

Việc hạ sốt như thế nào, bác sĩ Sang cho biết phải đo được nhiệt độ cho trẻ. Ở trẻ nhỏ hơn 04 tuần tuổi, đo thân nhiệt bằng nhiệt kế điện tử ở nách. Trẻ lớn hơn 04 tuần tuổi, dùng nhiệt kế điện tử ở đùi hoặc nhiệt kế hồng ngoại ở ngón tay/tai.Khi xác định được thân nhiệt cho trẻ thì sử dụng thuốc hạ sốt như nào cũng không đơn giản.

Tùy từng mức độ, bác sĩ nhấn mạnh nếu sốt từ 38.5 - 39°C : không khuyến cáo điều trị thuốc hạ sốt. Từ 39°C - 40°C: dùng đơn thuần 1 loại thuốc hạ sốt trường hợp trẻ không hạ mới dùng xen kẽ loại thứ 2.

Từ 40°C trở lên lau mát trước cho thân nhiệt giảm xuống <40°C rồi dùng hạ sốt vì khi >40°C thì hạ đồi bị ức chế thì thuốc hạ sốt không tác dụng hoặc tác dụng kém. Bổ trợ thêm như cho bé bú thêm sữa hoặc uống thêm nước, cởi bỏ quần áo mặc, tránh ủ ấm.

Chườm đá lạnh

Nhiều mẹ thấy con sốt cao quá dùng túi đá chườm lạnh cho con. Điều này thực sự rất nguy hiểm và mẹ tuyệt đối không nên làm. Cơ thể bé đang nóng, nếu bạn chườm đá lạnh, nhiệt độ nóng – lạnh chênh lệch quá mức có thể gây bỏng lạnh, khiến trẻ bị suy hô hấp ngay lập tức.

mieng-dan-ha-sot-1

 

Cạo gió cho trẻ

Đây là phương pháp chữa bệnh dân gian được áp dụng phổ biển. Tuy nhiên, nếu cạo gió cho trẻ bị rối loạn đông máu, việc cầm máu vô cùng khó khăn. Đặc biệt khi trẻ bị sốt xuất huyêt, bác sĩ không thể xác định được vùng nào xuất huyết do bệnh, vùng nào xuất huyết do cạo gió. Vì vậy, tuyệt đối không nên cạo gió cho trẻ.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn