Côn trùng và sâu hại như rệp, nhện, kiến, ruồi trắng, dế, sên, sâu đục thân, thậm chí là sâu ăn lá có thể sinh sôi nhanh tàn phá cây trồng trong nhà của bạn rất nhanh. Chủ động phòng trừ chúng là biện pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ các chậu cây cảnh xanh tốt của bạn. Hãy tham khảo 14 cách diệt trừ côn trùng gây hại cho cây trồng trong nhà dưới đây và hành động trước khi quá muộn!
Côn trùng và sâu hại như rệp, nhện, kiến, ruồi trắng, dế, sên, sâu đục thân, thậm chí là sâu ăn lá có thể sinh sôi nhanh tàn phá cây trồng trong nhà của bạn rất nhanh. |
Diệt trừ côn trùng gây hại
Hầu hết các loài gây hại cây trồng trong nhà đều có thể được kiểm soát dễ dàng nếu bạn phát hiện ra chúng sớm và có biện pháp diệt trừ nhanh chóng. Các điểm nấm mốc, lá bị vàng, héo và các lỗ hổng ở lá cây trong nhà chính là những dấu hiệu cho biết chúng không khỏe mạnh. Trước khi áp dụng các biện pháp diệt trừ côn trùng làm hại cây, bạn nên dọn và cắt hết các lá úa, héo và không tưới nước để phòng trừ côn trùng phát tán theo dòng nước ra các cây và lá khác. Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn môi trường trong nhà, bạn không nên sử dụng các loại thuốc diệt sâu và côn trùng có chất hóa học độc hại. Cụ thể, bạn nên áp dụng các cách diệt côn trùng an toàn dưới đây:
1. Sử dụng thuốc trừ sâu thích hợp.
Hãy đọc kỹ nhãn sản phẩm để đảm bảo dùng một lượng thuốc trừ sâu vừa đủ để diệt sâu mà không làm chết cây trồng. Đồng thời, đừng quên đọc kỹ các khuyến cáo để đảm bảo rằng hóa chất thực vật không ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
2. Sử dụng thuốc trừ sâu hữu cơ
Hiện nay, có rất nhiều các loại thuốc trừ sâu hữu cơ được sản xuất rộng rãi. Bạn nên ưu tiên sử dụng các loại thuốc này, như cồn, pyrethrine, xà phòng diệt côn trùng và rotenone vì chúng an toàn hơn thuốc trừ sâu hóa học. Ngoài ra, nếu cây trồng trong nhà của bạn bị nấm, hãy sử dụng bột lưu huỳnh, một loại thuốc diệt nấm hữu cơ vô cùng hiệu quả.
3. Diệt côn trùng bằng nước xà phòng loãng
Khi đã khoanh vùng cây bị nhiễm bệnh, bạn có thể làm dung dịch nước xà phòng loãng với nước ấm để rửa lá cây để diệt côn trùng gây hại.
4. Làm sạch chậu cây
Dù bạn đã phun, rửa cây với thuốc trừ sâu nhưng những túi trứng sâu, kén côn trùng vẫn có thể sống và sinh sôi tiếp. Để chắc chắn, bạn cần lật các lá để loại bỏ các bọc trứng, túi kén (có thể sử dụng tăm bông nhúng cồn isopropyl để làm chết các bọc trứng, kén kia).
Phòng trừ côn trùng gây hại
Bạn nên chủ động phòng trừ côn trùng gây hại cho cây bằng việc lựa chọn loại cây trồng sống khỏe và ít gặp sâu bệnh. Dưới đây là những việc làm cần thiết giúp bạn bảo vệ các chậu cây xanh tươi không có sâu bệnh phá hoại.
Bạn nên chủ động phòng trừ côn trùng gây hại cho cây bằng việc lựa chọn loại cây trồng sống khỏe và ít gặp sâu bệnh. |
1. Đặt chậu cây ở khu vực có nhiều ánh sáng, vì sâu bệnh nhạy cảm với ánh sáng cao.
2. Bón phân cho cây theo định kỳ để nâng cao sức đề kháng chống chọi với sâu bệnh của cây.
3. Bỏ bầu trồng cây sau khi mua cây về nhà, và trồng cây với chậu cây mới đã tiệt trùng với nước giấm pha loãng.
4. Đặt cây ở khu vực có sự lưu thông không khí, hoặc cải thiện sự lưu thông không khí trong nhà của bạn, ví dụ như mở cửa sổ.
5. Trồng húng quế để xua đuổi côn trùng như ruồi, muỗi và sâu bệnh ra trong nhà. Các cây trồng khác của bạn do đó cũng thoát khỏi nguy cơ có sâu bệnh.
6. Trồng tỏi để ngăn chặn rệp, bọ cánh cứng, sâu bướm và ốc sên xâm nhập vào nhà bạn và lẩn trốn trong các tán cây trong nhà.
7. Đặt hoa oải hương gần cây trồng của bạn để đẩy lùi bọ chét và bướm đêm bay vào nhà.
8. Đặt hoa vạn thọ ở trong nhà giúp xua đuổi các loại côn trùng có hại cho cây trồng.
9. Cây thì là có thể đe dọa nhện và rệp vừng phá hoại cây trồng trong nhà.
10. Cây bạc hà mèo có thể ngăn chặn kiến, mọt, rệp, bọ chét, bọ cánh cứng Nhật bản và các loài bọ xít.
12 cây cảnh dễ sống dành cho gia đình bận rộn (Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Cây cảnh không chỉ giúp làm sạch môi trường mà còn tạo vẻ đẹp cho không gian sống. Dưới đây là 12 cây cảnh dễ sống dành cho gia đình bận rộn. |