Lúc này, tình trạng phù nề mô tuyến sữa gây ra cảm giác nặng ngực, đau nhẹ hay nóng, đi kèm với căng ngực, rất khó chịu...
Ngực căng là biểu hiện bình thường của bà mẹ trong thời gian cho con bú, nhưng nếu không chăm sóc và cho con bú đúng cách mẹ sẽ có nguy cơ bị căng và tức sữa. Khi cảm giác căng ngực không giảm bớt, dịch xung quanh tuyến sữa tụ lại và tuyến sữa bắt đầu sưng lên, bầu vú của người mẹ cứng dần lên tạo thành những u cứng, khi sờ vào thấy đau nhức; thậm chí mẹ sinh hoạt thường ngày cũng cảm thấy đau đớn khó chịu. Đôi khi mẹ còn có thể bị sốt nhẹ.
Hậu quả của căng sữa không biết xử lý kịp thời thì sẽ dẫn đến mất sữa do các mô tạo sữa không còn hoạt động. Ngoài ra, người mẹ có thể bị tắc các ống sữa và viêm nhiễm tuyến vú.
Một số mẹo sau đây có thể giúp mẹ vượt qua tình trạng căng thẳng này:
1. Cho bé bú thường xuyên
Các mẹ nên cho con bú đều đặn 2-3 giờ/lần hoặc cho con bú theo nhu cầu của bé từ ngay sau khi sinh để ngăn ngừa cương tức sữa. |
Có rất nhiều mẹ bị cương sữa và đau nhức đã không dám cho con bú mẹ vì sợ đau, nhưng cách này là hạ sách. Nguyên nhân của hiện tượng căng tức núi đôi sau sinh là do lượng sữa về quá nhiều, do đó để giảm bớt tình trạng căng sữa, mẹ cần cho bé bú ngay sau sinh và bú thường xuyên, đủ cữ. Đây là cách dễ dàng nhất để giúp các mạch sữa dễ thông và giúp mẹ bớt căng tức. Các mẹ nên cho con bú đều đặn 2-3 giờ/lần hoặc cho con bú theo nhu cầu của bé từ ngay sau khi sinh để ngăn ngừa cương tức sữa. Mẹ cố gắng cho trẻ bú 10-12 lần một ngày, trong đêm không nên để quá 3 giờ. Mẹ cố gắng cho trẻ bú ít nhất 15 phút ở một bên vú trước khi chuyển sang vú kia.
Không nên giới hạn thời gian trẻ bú. Thỉnh thoảng mẹ nên thay đổi tư thế trẻ bú để làm tăng tiết sữa.
2. Dùng máy hút sữa giúp thông tia sữa
Nếu mẹ có quá nhiều sữa mà bé không thể bú hết thì mẹ cần sử dụng đến các dụng cụ hút sữa để bỏ sữa thừa đi. Bởi vì khi sữa không được vắt ra thì sữa cũ đọng lại cùng sữa mới tái tạo sẽ khiến vú mẹ quá tải, có thể làm tắc tuyến sữa. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại máy hút sữa tiện dụng. Nếu không có máy hút sữa, các mẹ có thể sử dụng tay để vắt sữa thừa bỏ đi nhưng cách này hơi đau. Khi vắt sữa mẹ, hãy chú ý nguyên tắc chỉ hút bỏ sữa khi ngực căng tức và hút ở một mức độ vừa phải. Nếu hút hết sữa sẽ giúp kích thích tuyến sữa càng tiết là sữa nhiều hơn đấy!
3. Tắm nước ấm với vòi sen
Vòi hoa sen với nước ấm phun trực tiếp lên bầu ngực đặc biệt là đầu ti theo chiều từ trên xuống sẽ giảm tình trạng căng tức ngực, các u sữa cũng mềm ra làm ngực mẹ bớt đau. Khi tắm vòi sen, mẹ hãy dùng tay để xoa bóp núi đôi để sữa thừa chảy ra theo dòng nước. Cách này sẽ giúp mẹ bớt đau và căng sữa hiệu quả.
4. Chườm lạnh/ấm bằng khăn
Mẹ có thể dùng khăn mát chườm lạnh hai vú giữa các cữ bú hoặc cữ hút sữa cũng giúp làm giảm sưng và đau. Tốt nhất mẹ dùng khăn sữa của con, nhúng trong nước lạnh và áp vào ngực trong khoảng 5 phút mỗi lần. Dùng cách tương tự khi chườm ấm.
5. Mặc áo ngực chuyên dụng cho con bú hoặc áo ngực rộng rãi
Áo ngực bó sát có thể làm hai bầu vú mẹ đang chứa đầy sữa càng thêm đau nhức; nhưng nếu không mặc áo ngực thì đầu ti dễ bị tổn thương. Do đó mẹ nên chọn những loại áo ngực rộng rãi, dành riêng cho sản phụ để được thoải mái nhất và ít gây áp lực lên các ống dẫn sữa.
6. Đắp lá bắp cải ướp lạnh lên ngực
Mẹ có thể sử dụng lá bắp cải sạch, bỏ vào trong tủ lạnh khoảng 20 phút rồi bỏ ra và đắp lên ngực bên trong áo lót trong vòng 5-10 phút. |
Mẹ có thể sử dụng lá bắp cải sạch, bỏ vào trong tủ lạnh khoảng 20 phút rồi bỏ ra và đắp lên ngực bên trong áo lót trong vòng 5-10 phút. Đây là phương cách dân gian được rất nhiều người sử dụng. Mẹ nên khoét một lỗ nhỏ giữa lá bắp cải để đầu ti vào đó, sau đó mặc áo ngực vào cho đỡ đau đầu ti. Thực hiện mỗi lần 20 phút và 3 lần/ngày sẽ giúp chị em bớt căng tức ngực vì sữa.
"Choáng" với những bí mật ít biết về trẻ sơ sinh (Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Trẻ sơ sinh khóc nhưng không có nước mắt, càng nắm chặt tay chứng tỏ càng khỏe mạnh,... còn điều gì mẹ chưa biết về các sinh linh bé bỏng này? |