Cha mẹ nào có con gái cũng thường lo lắng nhiều hơn so với những người có con trai bởi trong thế giới này, con gái vốn dĩ phải chịu nhiều quan niệm áp đặt và chuyện phân biệt giới tính là vô cùng phổ biến. Cách dạy các bé gái cũng sẽ có những điểm đặc trưng riêng. Bản tính con gái dễ tổn thương, lại hay gặp thiệt thòi nên cha mẹ cần lưu ý một số những lời nói sau, nếu vô tình thốt ra có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cả tương lai con sau này:
“Cái đấy là dành cho con trai”
Một trong những rào cản hàng đầu trên con đường sự nghiệp của các bé gái chính là quan niệm phân biệt giới tính quá rõ ràng ở người lớn, rằng có những việc làm chỉ hợp với con trai và có những việc làm chỉ hợp với con gái. Mẹ đừng bó buộc con gái trong thế giới của bếp núc và bồn rửa bát cũng như bố cần phải để con gái biết đến việc chơi thể thao hay sửa những đồ lặt vặt trong nhà. Hãy khuyến khích con theo đuổi sở thích, ước mơ của riêng mình và đừng bao giờ bảo con rằng “Con là con gái, con không làm nổi đâu.” Điều này sẽ giúp cho việc nuôi dưỡng một bé gái trở thành người độc lập, bản lĩnh và tự tin vào chính mình trong tương lai.
Một trong những rào cản hàng đầu trên con đường sự nghiệp của các bé gái chính là quan niệm phân biệt giới tính quá rõ ràng ở người lớn, rằng có những việc làm chỉ hợp với con trai và có những việc làm chỉ hợp với con gái. |
“Để bố mẹ làm hộ cho”
Mọi người có xu hướng luôn nghĩ rằng con gái mỏng manh, yếu đuối, cần được yêu chiều, bảo bọc. Tuy nhiên, nếu bố mẹ muốn con gái mình trưởng thành và tự lập, đừng làm hộ con mọi thứ vì bé rất dễ hình thành tâm lý lười nhác, thích dựa dẫm vào người khác. Việc gì bố mẹ cũng làm hộ con thì càng về sau, quan niệm “Mình là con gái, mình chỉ cần đi nhờ vả là được” càng ăn sâu trong tâm trí bé. Hãy để bé được làm việc phù hợp với lứa tuổi, sức lực của bé.
“Con mặc thế này chẳng nữ tính gì cả”
Không nên gò ép bé phải mặc quần áo toàn đồ màu hồng, thắt nơ điệu đà hay để tóc thật dài. Mặc dù bố mẹ nào có con gái cũng mong muốn con mình xinh xắn nữ tính nhưng nếu bé muốn phá cách với kiểu tóc ngắn hay áo phông quần bò rộng thùng thình thì điều đó cũng không thể khiến bé bớt dễ thương hơn. Đừng đánh đồng việc con ăn mặc giống con trai với việc bé gặp phải vấn đề về giới tính. Những bé gái như thế này thường có cá tính mạnh, dễ thành người bản lĩnh, mạnh mẽ, tự tin trong cuộc sống.
“Mẹ đang ăn kiêng”
Con gái ảnh hưởng rất nhiều từ bà, mẹ và chị gái, đặc biệt là trong lối sống, cách suy nghĩ, chuyện ăn mặc, đi đứng hàng ngày,... Do đó, mẹ không nên nói về kế hoạch ăn kiêng hay giảm cân của mình trước mặt con khi con còn quá nhỏ. Đừng để con gái hình thành quan niệm trong đầu rằng, phụ nữ phải khổ sở nhịn ăn ép cân, phải giữ vóc dáng eo thon mảnh khảnh mới là xinh đẹp. Thay vì thế, hãy trò chuyện trước mặt con về việc chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao và duy trì lối sống để luôn khỏe mạnh, không đau ốm.
“Nhìn con gái nhà người ta kia kìa”
Càng lớn, các bé sẽ càng thể hiện tính cách rõ rệt và rất ghét bị so sánh với người khác. Đặc biệt ở lứa tuổi dậy thì, tâm lý các bé luôn muốn mình khác biệt, không giống ai. Vì thế, đừng lôi chị gái của bé hay một bạn hàng xóm nào đó ra để bắt bé phải noi gương theo vì cách làm này rất dễ gây “phản tác dụng”, bé không những không nghe lời mà còn có thể “nổi loạn” hơn. Với những bé có tính cách yếu đuối sẽ dễ dẫn đến tâm lý mặc cảm, tự ti, ảnh hưởng rất tiêu cực tới sự phát triển của bé.
“Cứ chờ đó đến lúc bố/mẹ về…xử lý con”
Có hai điều sai trong câu nói trên. Một là, nó khiến cho trẻ hiểu rằng trẻ sẽ không bị trừng phạt ngay và điều đó có thể khiến trẻ tỏ ra ít vâng lời hơn. Thứ hai, nó ám chỉ rằng bạn không có chút khả năng kiểm soát nào trong tình huống này.
Thay vì chờ đợi người khác “xử lý” bé, bố/mẹ nên trực tiếp chỉ ra lỗi sai và phạt con ngay tại thời điểm hiện tại, chớ đừng gieo nỗi sợ hãi lâu dài cho trẻ. |
Hơn nữa khi người lớn nói câu này không khác gì là một hình thức dọa trẻ. Trẻ nhỏ tâm lý còn yếu ớt, nếu thường xuyên phải nghe những câu dọa nạt kiểu này sẽ không tốt cho tinh thần và tâm trí của trẻ. Thay vì chờ đợi người khác “xử lý” bé, bố/mẹ nên trực tiếp chỉ ra lỗi sai và phạt con ngay tại thời điểm hiện tại, chớ đừng gieo nỗi sợ hãi lâu dài cho trẻ.
“Con có làm sao đâu”
Với chúng ta, một vết xước nhỏ thì chẳng có gì to tát, nhưng với một đứa trẻ, đó có thể là cảm giác đau đớn nhất trên đời. Có trường hợp trẻ bị thương, bị đau mà không dám nói rõ với bố mẹ khiến cho vết thương ngày càng nguy hiểm. Chính vì vậy bố mẹ cẩn phải quan sát và để ý tới từng vết thương nhỏ nhất của con, nhất là con gái để tránh tình huống xấu xảy ra. Hãy giúp trẻ xoa dịu cảm giác đau, tỏ ra thông cảm nhưng cũng không nên nghiêm trọng hóa vấn đề.
“Con là một….đứa ngốc/vô dụng”
Có thể trẻ không làm được điều gì khiến bố mẹ vừa ý, hoặc chúng cứ động vào cái gì là làm hỏng cái đó, nhưng đừng vội vàng nói với con những lời lẽ mang tính chê bai. Tuy nhiên không ít bố mẹ buột miệng mà tuyên bố con là một đứa ngốc, một đứa vô dụng. Những câu này được sử dụng nhiều lần sẽ khiến trẻ nghĩ rằng chúng thật sự là những người chẳng có ích lợi gì. Trẻ cũng không muốn cố gắng để thay đổi nữa vì chúng sẽ nghĩ rằng: “Dù mình có cố gắng thể nào thì trong mắt bố/mẹ, mình đã là người như thế”.
Trẻ nhỏ không biết gì nên hay bắt chước bố mẹ, những ngôn từ bố mẹ nói được chúng sẽ mặc định là mình cũng được phép nói. Không những vậy, khi trẻ bị bố mẹ chê trách quá nhiều, chúng sẽ có xu hướng quay lại “soi” bố mẹ và bạn bè. Và điều rất có thẻ xảy ra là khi bố mẹ mắc lỗi thì trẻ cũng sẽ gọi bạn bè hay thậm chí bố mẹ là “ngốc”.
Chính vì vậy, nếu bạn không muốn con mình gọi bạn bè là lũ ngốc, thì có lẽ bạn cũng không nên dùng từ ấy với con. Không kể đến việc, lời nói này ngầm cho thấy rắc rối trong quan hệ giữa bạn và bạn đời.
Mẹo dân gian giúp mẹ "nặn" má lúm đồng tiền cho con từ trong bụng (Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Ai cũng phải công nhận má lúm đồng tiền cười rất duyên phải không? Chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi các bà bầu luôn muốn con sinh ra sẽ có má lúm. |