1. Nguyên liệu cần có để nấu món Bún gỏi dà Sóc Trăng
- Thịt heo nạc: 1 kg - Xương ống: 700g
- Tôm: 500g - Gừng cắt lát: 15g
- Hành tím: 2 củ - Hành lá: 3 nhánh
- Hành tây: 1 củ - Tương ăn phở: 2 thìa canh
- Tương hột: 2 thìa canh - Me: 1 quả
- Bún: 1 kg
- Rau ăn kèm: Xà lách, rau mùi, húng quế…
- Nguyên liệu ăn kèm: Đậu phộng rang vàng giã dập, tỏi phi, hành phi.
Mẹo hay nấu ăn:
- Cách chọn mua thịt lợn ngon:
+ Để mua được loại thịt lợn ngon, bạn nên chọn mua những loại thịt có màu hồng tươi, khi ngửi không cảm thấy có mùi lạ và phần mỡ có màu trắng trong. Không nên chọn những loại thịt có mùi hôi hay có màu sắc nhợt nhạt.
+ Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng tay ấn vào thịt, nếu thấy thịt đàn hồi ngay và không để lại vết lõm, thịt khô ráo và không dính tay thì đây là một miếng thịt ngon nên mua.
+ Thịt lợn ngon sẽ có phần thớ thịt đều, săn chắc và không bị nhớt.
+ Khi mua thịt, bạn có thể nhờ người bán thái thịt theo thớ dọc, không nên chọn thịt có da trắng nhỏ xen kẽ giữa các thớ thịt vì có thể bị nhiễm khuẩn, khi ăn sẽ có thể gây nên ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Cách chọn mua tôm tươi ngon:
+ Khi chọn mua tôm, bạn nên chọn những con tôm còn sống, có phần thân hơi cong, săn chắc, vỏ bóng và trơn nhẵn, phần đầu tôm phải còn dính vào thân, còn chân tôm vẫn còn dính vào thân nguyên vẹn.
+ Ngoài ra, bạn cũn có thể cầm duỗi tôm dưới ánh đèn, quan sát các khớp tôm, khớp càng hẹp thì tôm càng tươi.
+ Bạn không nên chọn mua những con tôm bị chảy nước nhớt, thân cong thành hình tròn, các khớp rộng, chân chuyển sang màu đen, khi dùng tay ấn vào vỏ và di chuyển vài lần sẽ có cảm giác sạn ở bên dưới ngón tay.
2. Các bước chế biến món Bún gỏi Sóc Trăng ngon chuẩn vị miền Tây
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Bạn hãy nấu một nồi nước sôi khoảng 1,2 lít nước. Đến khi nước sủi thì bạn hãy cho các nguyên liệu gồm gừng, hành tím đập dập, 1/2 thìa muối, 1 thìa đường, 1 thìa giấm vào trộn đều. Đợi nước sôi lại thì cho thịt heo vào luộc chín.
Mẹo nhỏ: Cách sơ chế thịt lợn sạch, không bị hôi
- Thịt lợn sau khi mua về, không nên để quá lâu trong túi ni lông mà hãy dùng muối để xát lên toàn bộ miếng thịt, vừa chà xát và bóp rồi rửa lại với nước cho sạch.
- Việc luộc với gừng giúp thịt khử mùi hôi hiệu quả nhưng không nên cho quá nhiều, tránh tạo vị đắng cho nước dùng.
- Trong quá trình luộc thịt, bạn nên hớt bọt thường xuyên để loại bỏ sạch mùi hôi của thịt.
Khi thịt chín, bạn hãy vớt ra cho vào tô nước lạnh, đợi nguội rồi thì đem đi rửa thật sạch và thái miếng nhỏ vừa ăn. Ngoài ra, bạn có thể dùng đũa xiên vào miếng thịt, thấy xiên dễ dàng, thịt trắng không bị đỏ là đã chín.
Đối với xương ống heo, bạn hãy dùng nước nóng khoảng 60 độ C, thêm 1 thìa muối, 1 thìa giấm, ngâm trong 5 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.
Sau đó, bạn hãy đặt một nồi nước khác lên bếp, cho khoảng 3 lít nước rồi cho hành, 1 thìa muối, 1 thìa đường vào rồi cho xương ống vào hầm khoảng 4 tiếng.
Bước 2: Sơ chế và luộc tôm
Tôm sau khi mua về đem bẻ phần đầu và lột sạch vỏ tôm. Tiếp theo, bạn hãy dùng mũi dao rạch một đường trên lưng tôm, để lộ chỉ tôm ra ngoài. Sau đó dùng tăm tre nhẹ nhàng rút chỉ tôm ra.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một số điều như:
- Bạn chỉ nên rạch vừa đủ để thấy chỉ tôm, thịt tôm còn dính lại với nhau.
- Có thể rửa tôm với một chút nước muối pha loãng để đảm bảo mùi tanh của tôm sẽ biến mất.
Sau đó cho tôm vào nồi nước đã luộc thịt trước đó, luộc khoảng 2 phút thì vớt ra.
Bước 3: Sơ chế các nguyên liệu khác
Sau khi ngắt và rửa sạch các loại rau sống rồi để ráo. Bạn hãy cắt hành lá thành từng khúc ngắn khoảng 5cm. Dưa chuột, cắt thành từng miếng nhỏ. Các loại rau khác cắt thành 2 hoặc 3 sao cho vừa ăn.
Tiếp đến, bạn hãy cho một ít nước sôi vào quả me, khuấy nhẹ để tạo thành nước me. Dùng rây lọc lấy phần nước.
Bước 4: Làm tương
Bạn hãy cho 2 thìa dầu ăn vào phi thơm với hành tím băm. Sau đó, bạn lấy 2 thìa tương hột, 1 thìa đường, 2 thìa tương ăn phở, dùng thìa khuấy đều cho tan. Thêm 1 thìa sa tế, 60ml nước, khuấy đều cho đến khi sệt lại, nhớ nêm nếm lại cho vừa ăn.
Bước 5: Nấu nước dùng
Bạn hãy lọc lấy phần nước luộc tôm, thịt và xương trước đó, bỏ bã, giữ lại phần nước trong. Sau đó, cho 1 thìa bột nêm gà, 2 thìa canh tương, 1 thìa dầu sa tế, nước me vào, khuấy đều.
Lưu ý:
+ Vì là một món ăn kèm với tương nên khi nêm nước dùng thì để nhạt một chút, để khiến canh không bị mặn.
+ Không nên cho quá nhiều me sẽ làm nước bị chua và mất đi vị đặc trưng của món ăn.
Để ăn bún, bạn hãy lấy một lượng bún vừa đủ cho vào tô rồi đổ nước dùng vào, rồi cho một ít sa tế, lạc rang, hành phi và ăn kèm với rau sống.
Sợi bún dai ngon kết hợp với vị ngọt đậm đà của nước dùng thịt, xương, tôm đậm, ăn kèm với tương pha rất phù hợp!
Một số lưu ý khi nấu món bún dà Sóc Trăng.
- Để có thể giữ được độ ngon của bún thì tốt nhất nên ăn đến đâu thì lấy bún ra đến đó.
- Vì bún tươi chỉ cần đổ trực tiếp nước dùng lên là có thể ăn được rồi.