Lão Tử là ai?
Lão Tử là một nhân vật chính yếu trong Triết học Trung Quốc. Theo truyền thuyết Trung Quốc, ông sống ở thế kỉ 6 TCN. Nhiều học giả hiện đại cho rằng ông sống ở thế kỉ 4 TCN, thời Bách gia chư tử và thời Chiến Quốc.
Lão Tử được coi là người viết Đạo Đức Kinh - cuốn sách của Đạo giáo có ảnh hưởng lớn. Lão Tử được công nhận là Khai tổ của Đạo giáo.
Sinh thời, Lão Tử có nhiều câu nói khiến người đời và hậu thế phải nghiêng mình khâm phục.
1. Bậc thánh nhân chỉ làm việc chứ không tranh giành. Vì không tranh giành nên thiên hạ không ai giành giật với mình. Thậm chí, người không tranh giành còn thắng được kẻ khác là bởi mỗi việc họ làm đều phù hợp với bản tính con người, lợi người chứ không hại người.
2. Nếu một người có thể nhận ra mình không thiếu thứ gì, cảthiên hạ đã thuộc về người đó.
3. Chú tâm đến sự công nhận của người khác rồi người sẽ trở thành tù nhân của chính họ.
4. Không làm trái với quy luật thì không gì là không làm được. Làm việc phải có đầu có cuối, có căn cứ rõ ràng chứ nói suông chẳng ai phục. Làm việc đúng với đạo lý con người, thuận theo lẽ tự nhiên thì kết quả có được mới lâu dài, bền vững.
5. Tự biết mình là người sáng suốt. Thắng được người là cósức mạnh. Thắng được mình là kiên cường.
6. Lời thành thật thì không đẹp; Lời đẹp thì không thành thật.
7. Hạnh phúc sinh ra trong đau khổ, đau khổ giấu mình tronghạnh phúc.
8. Lão tử răn dạy, lấy ngay thẳng để trị nước, lấy biến hóa dùng binh, lấy vô sự được thiên hạ. Ở phạm vi hẹp hơn, càng áp đặt cho người khác càng không được người tôn trọng. Người thành công là biết tìm ra tài năng của người khác, để họ tự phát triển và cống hiến chứ không phải chèn ép hay vùi dập họ.
9. Tấm gương sáng, bụi bặm chẳng làm dơ được. Tinh thầntrong, lòng hàm muốn chẳng dính vô được.
10. Người lãnh đạo giỏi là phải biết đặt mình ở dưới người khác. Nếu chỉ lo tư lợi cho bản thân, không tôn trọng người khác, không đối thiện với người làm cho mình, thì chính là đang đặt mình ở vị trí cao ngạo, chẳng thể lấy nổi lòng người.
11. Càng nói nhiều càng không sao nói hết. Nói nhiều thì 5 lần 7 lượt cũng gặp lúc lúng túng, không biết nói cái gì, chẳng thà biết mình biết ta, nói những điều cần nói để lời nói có trọng lượng còn hơn nói suông, trống rỗng để chẳng ai tôn trọng mình.