Lịch cắt điện thành phố Hồ Chí Minh ngày 22-4-2016

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Để thuận tiện cho công việc bảo trì, sửa chữa, công ty điện lực Hồ Chí Minh xin thông báo cắt điện một số khu vực trong ngày 22-4-2016.

Lịch cắt điện tại thành phố Hồ Chí Minh trong ngày 22-4-2016 như sau:

Điện Lực Tân Bình:

Từ 08h30 đến 13h30: G19DP031D mất điện một phần Phường 15 Quận Tân Bình.

Điện lực Bình Chánh:

Mô tả ảnh.
 

Từ 08h00 đến 13h00: B29J một phần ấp 3, 4 xã Vĩnh Lộc A huyện Bình Chánh.

Từ 08h00 đến 13h00: O19EK034D một phần ấp 1 xã Vĩnh Lộc A huyện Bình Chánh.

Điện lực Củ Chi:

Từ 08h00 đến 13h00: M19DS040D, M19IS040D: Một phần xã Tân Thạnh Đông, Tân Thạnh Tây, huyện Củ Chi.

Từ 09h00 đến 10h30: M19ES009D: Một phần xã Tân Thạnh Tây huyện Củ Chi.

Điện lực Gia Định:

Từ 09h00 đến 14h00: U29IG034D, E19KG119D, R29FG028D một phần phường 19, 22 quận Bình Thạnh và một phần phường 10 quận Phú Nhuận.

Điện lực Tân Thuận:

Từ 8h30-13h30: F1DBJ039D, một phần P.12, – Q4

Những lưu ý khi bị tổn thương do điện giật:

Thông thường, điện giật sẽ dẫn đến 2 thương tổn là bỏng và ảnh hưởng đến các mô bên trong. Bỏng gồm có bỏng nhiệt gây hoại tử và bỏng gây rối loạn các cơ quan trong cơ thể, xáo trộn sinh lý, dẫn đến nguy cơ: suy hô hấp, suy tim, ngưng thở. Tùy từng mức độ, nạn nhân có thể ngất rồi tỉnh lại, cũng có thể ngất rồi sau đó ngưng tim, ngưng thở, nếu không sơ cứu kịp thời dễ dẫn đến tử vong.

Quy trình cứu người bệnh bị điện giật:

1. Tắt cầu dao, gọi cơ quan chức năng (cấp cứu và ngành điện);

2. Ở vị trí cách điện, dùng vật liệu cách điện tách người bị điện giật ra khỏi nguồn điện;

3. Sơ cứu: hô hấp nhân tạo.

Ngoài ra, điện giật còn gây cứng cơ dẫn đến gãy xương hoặc các cơ của cơ thể bị co giật mạnh, làm người bắn ra, nếu đang ở trên cao có thể bị rơi xuống gây chấn thương. Nhiều trường hợp nạn nhân bị điện giật, người dính vào dây điện, khi bị ngắt cầu dao điện thì nạn nhân buông tay té ngã có thể dẫn đến những chấn thương cơ thể.

Mối nguy hiểm của điện giật phụ thuộc vào mức điện thế của dòng điện, dòng điện xoay chiều hay một chiều. Với cường độ dòng điện dưới 30mA sẽ không ảnh hưởng gì nhiều, dưới 80mA sẽ gây giật nhẹ, từ 80-300mA sẽ gây nguy hiểm. Bên cạnh đó là các yếu tố như dòng điện truyền qua cơ thể như thế nào, thời gian tiếp xúc dòng điện và điện trở của mô tiếp xúc. Với những mô xương, do điện trở cao nên ít nguy hiểm hơn, với mô da, đặc biệt là da ẩm ướt, điện trở càng thấp thì mức độ nguy hiểm càng cao.

Cần sơ cứu đúng cách

Người bị điện giật phải được cấp cứu kịp thời và đúng phương pháp. Tại nơi xảy ra tai nạn điện giật trước tiên cần lập tức ngắt nguồn điện, tách nạn nhân ra khỏi dòng điện. Nếu không biết cầu dao điện ở đâu thì cần dùng kìm cắt dây điện hoặc dùng vật dụng khô (nên dùng gậy nhựa hoặc gỗ khô, không dùng vật dụng bằng kim loại) gạt dây điện ra. Nạn nhân đang ở nơi có nhiều nước thì cần đưa ra khỏi vùng nước. Cần ủ ấm, tránh để cho nạn nhân bị lạnh. Việc giữ thân nhiệt cho nạn nhân là rất quan trọng, nhất là với thời tiết lạnh.

Tuyệt đối không vì hoảng loạn mà sờ vào người bị điện giật khi chưa ngắt điện. Bản thân người sơ cứu cũng không được dùng tay không mà nên mang găng tay cao su hay quấn bao nilon, vải khô, đi dép khô, đứng ở nơi khô ráo khi ngắt nguồn điện.

Kiểm tra xem nạn nhân còn thở hay không bằng cách áp má vào mũi nạn nhân và xem lồng ngực có di động hay không, hoặc dùng tay đặt vào động mạch hai bên cổ nạn nhân.

Nếu nạn nhân còn tỉnh: Kiểm tra mức độ tổn thương ở các vị trí nặng hay nhẹ. Đặc biệt, kiểm tra tổn thương nguy hiểm trước như ở đốt sống cổ bởi những tổn thương này có thể gây liệt nếu không sơ cấp cứu kịp thời, sau đó tiến hành kiểm tra các bộ phận còn lại. Động viên, an ủi để nạn nhân yên tâm.

Nếu nạn nhân đã ngừng thở, ngừng tim, nếu tích cực hô hấp nhân tạo kịp thời và đúng cách trong những phút đầu tiên thì đa số có thể được cứu sống. Không ít người, do không được sơ cứu đã tử vong trong thời gian đợi xe cấp cứu đến.

Trong lúc này, cần tiến hành hồi sức cấp cứu bằng cách hà hơi thở ngạt và nhấn tim. Nên để tay giữa ngực bệnh nhân, giữ bằng ức bàn tay, nhấn tim liên tục khoảng 100 lần một phút, liên tục không được dừng lại cho đến khi bệnh nhân thở trở lại được. Trong khi nhấn tim cần kết hợp hà hơi thổi ngạt khoảng 7-8 lần mỗi phút, tức là cứ trung bình nhấn tim khoảng 30 lần thì hà hơi thổi ngạt 2 lần. Cứ kiên trì như vậy cho đến khi bệnh nhân có dấu hiệu thở trở lại.

Cần lưu ý, khi tiến hành sơ cứu nhấn tim và hà hơi thổi ngạt, phải đặt nạn nhân ở nơi thoáng đãng, trên nền cứng. Sau khi bệnh nhân bị ngất mà tỉnh hẳn vẫn nên đưa vào bệnh viện kiểm tra và theo dõi, những trường hợp hơi mất ý thức cũng cần cẩn trọng vì nhiều trường hợp bệnh nhân ngất đi, tỉnh lại vẫn có thể có biến chứng trong vài ngày sau.

Đối với trường hợp nạn nhân bị bỏng, không được tạt nước vào khiến cho thương tổn nặng nề hơn. Ngoài ra, cần tránh áp dụng các biện pháp như cạo gió, xoa dầu, những điều này chỉ càng làm mất thời gian trong việc cấp cứu.

Lịch cắt điện trên cả nước ngày 19-4-2016
Lịch cắt điện trên cả nước ngày 19-4-2016
(Xã hội) - (Phunutoday) - Để thuận tiện cho công tác bảo dưỡng, sửa chữa, các công ty điện lực trên cả nước thông báo cắt điện trong ngày 19-4-2016 tại một số khu vực.
Lịch cắt điện tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 19-4-2016
Lịch cắt điện tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 19-4-2016
(Xã hội) - (Phunutoday) - Công ty điện lực thành phố Hồ Chí Minh xin thông báo cắt điện trong ngày 19-4-2016 tại một số khu vực trên địa bàn.
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn