Lần khám thai đầu tiên
Nếu chậm kinh khoảng 3 tuần cùng với sự xuất hiện các dấu hiệu lâm sàng như tức bụng âm ỉ, người mệt mỏi, đau tức ngực thì chị em cần đi khám và siêu âm xem có thai hay không? Thai đã về tử cung chưa? Thai nhi có đang phát triển không? Mẹ bầu sez được làm xét nghiệm máu theo yêu cầu của bác sĩ để phát hiện bệnh lý của mẹ kèm thai như tim sản, tiểu đường, cao huyết áp… Để từ đó tư vấn cho các bà mẹ nên tiếp tục hay chấm dứt thai kỳ sớm, cách thức bổ sung dinh dưỡng cho mẹ và bé và quyết định lịch khám thai tiếp theo.
Lần khám thứ 2
Bác sĩ tiến hành siêu âm để xem thai nhi có phát triển bình thường hay không và tính ngày thụ thai chính xácđể chẩn đoán ngày sinh ở tuần thứ 11-12. Từ tuần thứ 10 – 14, mẹ bầu nên siêu âm công nghệ cao và chính xác 3D hay 4D để kiểm soát sớm bệnh down bằng cách đo độ dày vùng da gáy.
Lần khám thứ 3
Ở tuần 16, mẹ bầu sẽ được khám bình thường và theo dõi thai nhi, dựa vào tình trạng sức khoẻ của thai phụ mà bác sĩ yêu cầu phải làm thêm một số xét nghiệm nếu cần.
Từ tuần lễ thứ 15 -19 thai kỳ, những dị tật, dị dạng thai nhi được chẩn đoán tương đối rõ ràng. Thai càng lớn thì khả năng phát hiện các dị tật dị dạng sẽ khó quan sát hơn. Từ đó các bà mẹ sẽ được các bác sĩ chuyên ngành tư vấn để chấm dứt thai kỳ sớm, tránh ảnh hưởng đến tâm sinh lý về sau.
Lịch khám thai định kỳ cho bà bầu lần thứ 4
Lần khám thai thứ 4 được thực hiện vào tuần thai 21 – 22. Các siêu âm ở giai đoạn này giúp mẹ có thể biết được hình thể của thai nhi cũng như các dấu hiệu bất thường nếu có. Trong lịch khám thai định kì chuẩn nhất năm 2018, đây là thời điểm thích hợp nhất để thực hiện các thủ thuật sản phụ khoa giữ an toàn cho mẹ mà không ảnh hưởng đến thai nhi.
Lịch khám thai định kỳ cho bà bầu lần thứ 5
Thai phụ thực hiện khám thai lần 5 tại tuần thai 26. Những thai phụ lần đầu mang bầu sẽ được tiêm phòng uốn ván mũi đầu tiên, thai phụ sinh lần 2 trở đi sẽ được tiêm mũi nhắc lại.
Lịch khám thai lần thứ 6
Trong lần khám thai này, bác sĩ sẽ chẩn đoán ngôi thai, sự tương đồng giữ khối lượng thai nhi và khung xương chậu của mẹ... để xác định các nguy cơ có thể xảy ra trong quá trình sinh mổ.
Lịch khám thai định kỳ cho bà bầu lần thứ 7
Lịch khám thai lần 7 có thể tiên lượng trước phương pháp sinh thường hay mổ. Trường hợp thai phụ có các dấu hiệu bất thường sẽ được nhập viện theo dõi và chủ động mổ nếu cần thiết trước khi thai đủ trưởng thành (38 tuần).
Quá trình thai kỳ có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành thể chất và trí tuệ sau này của trẻ. Do đó thai phụ cần nắm chắc lịch khám thai định kỳ cho bà bầu để bảo đảm cơ thể mẹ và thai nhi phát triển khỏe mạnh, cũng như có sự chuẩn bị kỹ càng nhất để chào đón em bé ra đời.