Một số lưu ý mẹ không nên bỏ qua khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh
+ Không cho bé ăn quá no hoặc quá đói trước khi tiêm phòng.
+ Vệ sinh cá nhân sạch sẽ để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng.
+ Khi cho trẻ đi tiêm phòng, các bậc phụ huynh hãy mang theo sổ khám bệnh và thông báo trước cho nhân viên y tế về tình trạng sức khỏe cũng như các bệnh mãn tính của bé, tiền sử dị ứng, nhất là phản ứng của bé với những lần tiêm phòng khác.
+ Các loại vắc-xin sống như thủy đậu, lao, sởi… nên tiêm phòng cách nhau ít nhất 4 tuần.
Lịch tiêm phòng dưới 1 tuổi dành cho trẻ nhỏ
1.Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh (tiêm càng sớm càng tốt sau khi sinh):
+ Lao : tiêm 1 mũi, tiêm ở vai trái
+ Viêm gan B mũi 1 (tốt nhất là 24h sau sinh), mũi này thường được tiêm trong bệnh viện sau khi bé vừa sinh.
2. Tiêm phòng cho trẻ 2 tháng tuổi: 6 in 1 hoặc 5 trong 1 (6 in 1 có thêm ngừa bại liệt); tiêu chảy Rota
3. Tiêm phòng cho trẻ 3 tháng tuổi: 5 in 1 + bại liệt – mũi 2 (hoặc 6 in 1 lần 2). 1 năm sau nhắc lại mũi 4 và 8 năm sau nhắc lại mũi 5 viêm gan B.
4. Tiêm phòng cho trẻ 4 tháng tuổi: 5 in 1 + bại liệt – mũi 3 (hoặc 6 in 1 lần 3). Một năm sau nhắc lại mũi 4
5. Tiêm phòng cho trẻ 6 tháng tuổi: cúm ( Tiêm lần đầu tiên: trẻ 6 – 36 tháng tiêm 2 mũi cách nhau 1 tháng, trẻ trên 36 tháng tiêm 1 mũi, nhắc lại hàng năm)
Tiêm phòng cho trẻ 9 tháng tuổi: mũi 1 sởi, quai bị rubella (cái này có vacxin phối hợp 3 in 1 nhé nên chỉ tiêm 1 mũi thôi), mũi 2 tiêm sau 6 tháng, nhắc lại sau 4 năm.
6. Tiêm phòng cho trẻ 12 tháng tuổi:
+ Thủy đậu: Với vacxin Okavav của Pháp thì tiêm 1 mũi. Với vacxin Varilrix của Bỉ thì từ 12 tháng – 12 tuổi tiêm 1 mũi, trên 12 tuổi tiêm 2 mũi cách nhau 6 -8 tuần.
+ Viêm não Nhật Bản: Tiêm 2 mũi đầu cách nhau 1 – 2 tuần, mũi 3 sau 1 năm và cứ 3 năm tiêm nhắc lại 1 lần đến khi 15 tuổi.
+ Viêm gan A: Tiêm 2 mũi cách nhau 6 tháng nếu là vacxin Pháp, hoặc cách 1 năm nếu là vacxin Thụy Sỹ