Vatican bị chỉ trích giấu thông tin lạm dụng tình dục trẻ em
Báo cáo này kêu gọi Vatican nên thiết lập “một cơ chế độc lập để giám sát quyền trẻ em” nhằm điều tra những lời chỉ trích và thúc đẩy tuân thủ luật pháp. Đồng thời, trục xuất tất cả những kẻ lạm dụng tình dục cùng với các nghi phạm khỏi nhà thờ.
“Tòa thánh đã quá kiên định trong việc bảo toàn danh tiếng Giáo hội và bảo vệ những kẻ phạm tội thay vì các lợi ích tốt nhất cho trẻ em”. |
Người giám sát của Liên Hiệp Quốc tại Tòa thánh - Tổng giám mục Silvano Tomasi nói rằng Giáo hội đã làm nhiều điều để bảo vệ trẻ em, nhưng cần nỗ lực nhiều hơn nữa.
“Chúng ta cần tiếp tục thúc đẩy ban hành các điều luật bảo vệ trẻ em để chúng có thể phát triển trở thành những người hữu ích cho xã hội và phẩm giá của chúng được tôn trọng”.
Vatican - vốn được xem như một quốc gia đặc biệt - đã ký Công ước Liên Hiệp Quốc về Quyền trẻ em” và báo cáo này đã được Ủy ban Liên Hiệp Quốc về Quyền trẻ em công bố.
“Ủy ban đang rất lo ngại về việc Tòa thánh không nhận thức được quy mô phạm tội, nên đã không thực hiện các giải pháp cần thiết để giải quyết vấn đề lạm dụng tình dục và bảo vệ trẻ em; trong khi lại thông qua các chính sách và các mưu đồ của những kẻ phạm tội không bị giải quyết, dẫn tới việc lạm dụng tiếp diễn”.
Báo cáo còn cáo buộc Vatican đã thuyên chuyển những kẻ lạm dụng tình dục từ khu vực này sang khu vực khác để bao che tội ác, khiến cho trẻ em càng phải đối mặt với nguy cơ bị lạm dụng cao hơn.
“Tòa thánh đã quá kiên định trong việc bảo toàn danh tiếng Giáo hội và bảo vệ những kẻ phạm tội thay vì các lợi ích tốt nhất cho trẻ em”.
Vatican đã tuyên bố vào thứ tư rằng họ sẽ xem xét bản báo cáo và nói Giáo hội đã làm nhiều hơn “bất cứ quốc gia và các thể chế nào khác” để ngăn chặn các vụ lạm dụng tình dục trẻ em trong tương lai. Đồng thời, Vatican chỉ trích báo cáo của Liên Hiệp Quốc về việc Giáo hội nên chấp nhận loại bỏ các giác mục.
Hai năm, Vatican sa thải 400 linh mục vì ấu dâm
Theo một tài liệu mới được rò rỉ vào tháng trước, chỉ trong vòng 2 năm. Giáo hoàng Benedict XVI đã tước bỏ áo tu của gần 400 linh mục vì xâm hại tình dục trẻ em.
Theo tài liệu do hãng tin AP thu nhận được, các số liệu trong năm 2011 và 2012 cho thấy số vụ linh mục bị tước áo tu tăng lên mạnh so với 171 linh mục trong năm 2008 và 2009 khi lần đầu tiên Vatican công bố số các linh mục bị “sa thải”. Trước đó, Vatican chỉ công khai tiết lộ số vụ tố cáo xâm hại tình dục và số vụ xét xử được Vatican ủy quyền.
W. Jeffrey Paulish, một linh mục ở Pennsylvania, Mỹ, bị cảnh sát bắt quả tang xâm hại tình dục một nam thiếu niên 15 tuổi vào tháng 9/2013. |
Hiện chưa rõ tại sao số vụ linh mục bị “sa thải” lại tăng mạnh trong năm 2011. Có thể nguyên nhân là trong năm 2010 các vụ tố cáo bùng nổ trên các phương tiện truyền thông ở châu Âu và những nơi khác.
Tài liệu trên được xây dựng với những dữ liệu mà Vatican thu thập và soạn thảo để Toà Thánh giải trình trước một ủy ban Liên Hợp Quốc ở Geneva vào tháng 1/2014.
Theo AP, Tòa thánh đã thực hiện một cuộc cách mạng khá lớn về các quy trình theo dõi nạn ấu dâm. Từ năm 2001, Vatican đã yêu cầu các giám mục gửi báo cáo về các vụ việc linh mục bị cáo buộc ấu dâm tới Rome để xem xét.
Joseph Ratzinger, Hồng y giáo chủ khi đó, đã hành động sau khi nhận thấy giám mục ở khắp nơi trên thế giới không tuân thủ luật lệ của nhà thờ và xét xử các giáo sĩ vi phạm ở tòa án của nhà thờ. Thông thường, các giám mục sẽ điều chuyển linh mục vi phạm từ giáo xứ này sang giáo xứ khác mà không xét xử theo quy chuẩn của nhà thờ, hoặc giao các linh mục này cho cảnh sát.
Trong nhiều thế kỷ, nhà thờ có các quy trình nội bộ riêng để xử lý các linh mục xâm hại tình dục trẻ em. Một trong những cáo buộc chính của các nạn nhân là các linh mục đặt các quy định của nhà thờ lên trên luật pháp, thông thường chỉ yêu cầu các nạn nhân giữ kín cáo buộc và nhà thờ sẽ xử lý nội bộ.
Hình phạt cao nhất đối với một linh mục là mất việc: bị tước bỏ áo tu hoặc bị trục xuất khỏi giáo phận. Các linh mục vi phạm không bị giam giữ hay bị ngăn chặn để khỏi lặp lại hành vi xâm hại tình dục trẻ em.
Năm 2008, khi tới nước Mỹ, Ratzinger, Giáo hoàng Benedict XVI, đã nói với các phóng viên rằng ông cảm thấy “xấu hổ” vì qui mô lạm dụng và không thể hiểu nổi “làm thế nào mà các linh mục lại hành động như vậy”.