Trong ớt có chất cay có thể kích thích khiến lưỡi và má của bạn tê liệt và thần kinh cảm thấy bị kích thích đến xóc óc. Trẻ nhỏ bị cay có thể sợ hãi la hét ảnh hưởng tinh thần. Người già bị cay có thể kích thích cổ họng gay ho mạnh làm tăng huyết áp. Cảm giác bị cay có thể khiến bạn nhảy dựng lên. Chính vì thế cần giảm cơn cay ngay lập tức.
Ớt có chất capsaicin gây cay. Chúng càng bám vào cơ quan cảm thụ quan TRPV1 càng nhiều, khiến cho bạn phản ứng mãnh liệt hơn khi ăn phải những thức ăn cay đó. Nhiều người cho rằng uống nước lọc để giảm cay nhưng không nên. Capsaicin thường kết thúc bằng một đuôi hydrocarbon dài, chúng sẽ bị tan trong nước. Nên khi uống nước lọc bạn vô tình làm chất cay phân tán rộng hơn. Hãy làm theo cách này:
Uống và ngậm ngay ngụm sữa
Sữa có đạm casein có thể trung hòa cơn cay rất nhanh. Do đó lúc bị dính cay hãy uống ngay sữa và ngậm chúng trong miệng. Đừng uống ực vào bụng ngay mà hãy ngậm chúng ở miệng. Sữa sẽ làm dịu lưỡi của bạn và khi uống vào chúng sẽ trung hòa ớt trong dạ dày giảm cảm giác nóng rát.
Nhai cơm hoặc miếng bánh mì
Cơm hoặc bánh mì rất giàu tinh bột. Nên khi bạn nhai cơm và bánh mì sẽ giúp cho vị ớt được trung hòa nhanh chóng hơn. Hãy nhai và nuốt rồi nhai tiếp để nhanh chóng lấy đi vị cay ở lưỡi.
Chanh và nước chanh
Pha một ly nước chanh khi ăn đồ cay thử xem, bạn sẽ thật ngạc nhiên đấy hoặc ngậm luôn lát chanh vào miệng. Chất Axit có trong nước chanh sẽ phản ứng với chất capsaicin, làm giảm độ cay. Nhớ lại xem, đi ăn bún đậu mắm tôm, cắt thêm quả ớt, một vài người hay gọi trà chanh để uống đấy.
Giảm cay với muối
Hãy ngậm một vài hạt muối rồi dùng lưỡi đẩy muối vòng quanh khoang miệng và trên lưỡi để chúng nhanh làm trôi các capsaicin dễ bị trôi ra, đồng nghĩa với việc làm giảm bớt độ cay. Ngậm rồi dùng nước súc và nhổ ra ngoài.
Cuối cùng bạn có thể đi đánh răng để xử lý cảm giác cay này. Sau đó có thể uống một cốc nước lạnh để dịu tinh thần lại nhé.