Lá ngải cứu phơi khô gọi là ngải điệp. Lá ngải cứu phơi khô vỏ cắt thành bột vụn rây lấy phần lông trắng và tơi gọi là ngải nhung. Dùng tươi, rửa sạch giã, lọc lấy nước uống.
Theo Đông y, ngải cứu vị đắng, cay, tính ấm, vào kinh tỳ, can, thận, tác dụng ôn bào cung, cầm máu, an thai, khứ hàn, giảm đau.
Điều hòa kinh nguyệt
Lá ngải cứu được gọi là thảo dược cho sức khỏe phụ nữ, thích hợp với phụ nữ khí huyết ngưng trệ. Nhiều chị em gặp vấn đề kinh nguyệt không đều, tay chân lạnh, uống một chút trà ngải cứu sẽ thấy tác dụng rõ rệt.
Ngoài ra, trà ngải cứu còn giúp làm ấm tử cung, từ đó giúp cải thiện sức khỏe sinh sản của phụ nữ.
Ngải cứu trị đau xương khớp
Đối với phụ nữ sau sinh dễ sinh ra bệnh đau xương khớp, có thể dùng ngải cứu để điều trị, bằng cách nấu nước để tắm, kết hợp cho vài lát gừng vào nấu. Lá ngải cứu khô và tươi đều nấu nước tắm trong trường hợp này.
Ngải cứu giúp trị gàu, giảm ngứa đầu
Ngải cứu có tính chất tiêu viêm, kháng khuẩn nên có tác dụng trị ngứa và gàu và không gây hại cho tóc. Trong trường hợp nhiều gàu, có thể gội bằng nước ngải cứu khoảng 3 lần/tuần trong 3 tuần đầu. Khi da đầu sạch và hết ngứa, giảm xuống còn 2 lần gội/ tuần.
Điều trị nấm da chân, phù nề
Lá ngải cứu có tác dụng sát trùng, tiêu viêm. Việc kiên trì ngâm chân bằng nước lá ngải cứu có thể ức chế sự phát triển và sinh sản của vi khuẩn trên bàn chân, từ đó ngăn ngừa bệnh nấm da chân, giảm phù nề.