Loài vật nằm sâu trong hang xưa không ai ăn, nay thành đặc sản lạ có giá 200.000 đồng/kg

( PHUNUTODAY ) - Vẻ ngoài tuy có phần xấu xí, kém hấp dẫn nhưng loài vật này lại là nguyên liệu của nhiều món ngon nổi tiếng.

Một vài năm trở lại đây, có thể thấy thực khách có nhu cầu thưởng thức “của ngon vật lạ” tăng cao. Chính vì vậy mà dế cơm nhanh chóng trở thành đặc sản ngon và lạ miệng.

Loài dế cơm là giống dế có kích thước to gấp đôi dế ta. Chúng có màu vàng nhạt, thân hình béo ú. Khi nhìn vẻ bề ngoài nhiều người sẽ nhận xét chúng xấu xí, kém hấp dẫn, tuy nhiên, khi được thưởng thức rồi mới thấy vì sao chúng lại trở thành đặc sản được nhiều người yêu thích. Tại Việt Nam, người ta thường tìm thấy loài vật này ở các tỉnh như Hà Tĩnh, Tây Nguyên, Đồng Nai,…

Mặc dù là một loại côn trùng, sống tự nhiên dưới hang nhưng dế cơm là món ăn dân dã xuất hiện từ rất lâu. Theo thời gian, dế cơm trở thành đặc sản “độc nhất vô nhị” được nhiều người ưa chuộng, có giá thành cao. Giá bán 1kg dế cơm lên tới 200.000 đồng.

Những người làm nghề bắt dế cơm cho biết nên đi bắt vào lúc sáng sớm vì đó là lúc mà chúng béo nhất. Thời gian trước, thường cứ vào mùa mưa là người dân đi đào dế cơm về cung cấp cho thực khách. Loài vật này cũng có thể câu bằng cách thả kiến nhọt xuống hang, lấp miệng hang lại khoảng vài phút. Khi dế cơm bị kiến nhọt cắn sẽ nhảy nhót lên miệng hang.

Bên cạnh đó, người dân địa phương cũng kết hợp sử dụng thêm một nhánh cây mây còn nhiều gai để câu dế. Đổ nước vào hàng xong, các tay săn dế sẽ dùng nhánh cây mây chọc sâu vào bên trong thì dế sẽ bị gai cây mây móc vào cánh hoặc bụng. Sau đó, người dân chỉ cần kéo cây mây mang theo chú dế ra khỏi hang.

Nếu muốn đào được dế thì phải có kinh nghiệm nhận biết dấu vết chúng để lại. Nơi dế mới đào là những ụ đất nhỏ nhô lên trên mặt đất, hạt li ti. Chỉ cần dùng cuốc hớt nhẹ vài nhịp ở đây là hang dế lộ ra.

Dế sau khi bắt về sẽ được bỏ phần gai chân, giữ lại phần đùi béo tròn. Nếu có cánh thì cắt bỏ đi. Ngắt nhẹ phần đuôi, nặn hết ruột ra, rửa lại vài lần với nước sạch và để ráo. Lý do người ta thường bắt dế cơm thay vì bắt các loại dế khác như dế than, dế lửa, dế tiêu,… là bởi vì chúng ăn cỏ nên rất sạch, có độ béo mập, to và hương vị thơm ngon đặc trưng.

Gần đây, dế cơm xuất hiện trong thực đơn của nhiều nhà hàng, quán ăn tại Long Khánh, Đồng Nai. Không chỉ vậy, dế cơm còn được người dân làm sạch, đóng gói để vận chuyển tới nhiều tỉnh thành, đáp ứng nhu cầu thưởng thức của du khách thập phương.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link