Lời dạy của cổ nhân vận vào cuộc sống: "Nơi đông giữ miệng, nơi loạn giữ tâm"

( PHUNUTODAY ) - Nơi đông giữ miệng, tránh họa vào thân; nơi loạn giữ tâm, tránh gặp sai lầm. Nơi thị phi giữ lời, tránh gặp phiền phức; ngẩng cao đầu làm người, cúi người làm việc.

Quy tắc ứng xử giữa người với người

Một là không nên hiển thị bản thân khôn hơn người khác. Hai là để người khác làm chủ, bản thân mình tự nguyện làm phó. Ba là nếu sống mà xem thường người khác, trong mắt không có ai, thì sau cùng thân bại danh liệt. Bốn là nếu thường xuyên tranh luận đúng sai với người khác, vĩnh viễn khó mà thắng. Năm là kính người chính là kính mình.

Sống ở trên đời, tất cả cũng chỉ bởi chữ duyên, chữ tình, chữ tâm, chữ chân

Chạm vai nhau rồi bước qua, đó là người qua đường; không rời không bỏ, đó là người nhà; thường xuyên bên mình đó là bạn bè; sống chết bên mình, đó là người thân; nhìn nhau mà hiểu, đó là người yêu.

loi=day-co-nhan

Trong bất kỳ mối quan hệ nào cũng không cần phải dệt gấm thêu hoa, chỉ cần "trong lạnh tặng lửa" là đủ rồi. Gió nhẹ trời xanh thì một câu thăm hỏi, những khi sóng gió thì an ủi động viên, gặp lúc cô đơn thì bờ vai vỗ nhẹ… Cứ nhẹ nhàng, bình dị vậy thôi nhưng vô cùng ý nghĩa.

Nhấc lên được sẽ buông xuống được

Đời người có 4 nỗi khổ. Một là nhìn không thấu, không thấy được sự yên vui gắn bó trong xã hội bon chen đấu đá. Hai là xả không được, không xả được chuyện vui đã qua. Hay nói cách khác, đó là không quên đi được những phút huy hoàng trong quá khứ.

Ba là bước không qua, không vượt qua được những nỗi buồn trong tình cảm của quá khứ, đắm chìm trong cảm xúc đau buồn của ngày hôm qua. Bốn là buông không được. Có câu nói rằng, ‘đời người như một bản tình ca, có lúc trầm lúc bổng’. Làm người thì cần phải nhấc lên được thì cũng buông xuống được.

Nhưng có nhiều người nhấc lên được nhưng mãi chẳng thể buông, buông không được những việc, những người đã qua trong quá khứ.

Bi ai lớn nhất của đời người là chết về tâm tưởng, còn cái chết về thể xác chỉ xếp sau.

Bi kịch lớn nhất của đời người là bị tê liệt tinh thần, bị mất đi ý chí. Một người "chết tâm" không thể tự nhận ra nỗi bi ai của mình, mà phải do người khác nhìn nhận.

"Chết tâm" là khi tâm hồn đã nguội lạnh, ý chí bị mài mòn, chính người trong cuộc không hề biết nhiệt huyết trong lòng mình đã lụi tàn, chỉ có những người xung quanh mới phát giác ra điều đó.

Không thể nói chuyện biển cả với con ếch ngồi đáy giếng, chẳng thể bàn về băng tuyết với lũ côn trùng mùa hè.

Chúng ta chẳng thể nói những chuyện ngoài biển khơi mênh mông với một con ếch chỉ biết quẩn quanh nơi đáy giếng, cuộc sống bị bó hẹp trong tầng tầng lớp lớp giới hạn. Với lũ côn trùng chỉ sống trong mùa hè nắng ấm, người ta cũng không thể kể lể câu chuyện về băng tuyết giá lạnh, bởi chúng chẳng bao giờ có cơ hội được trải nghiệm và cảm nhận cả.

Khi giao tiếp với người khác, cần phải chú trọng cách trình bày, phải dựa vào hoàn cảnh và độ hiểu biết của đối phương để bàn luận. Nếu không sẽ dẫn đến hậu quả là một bên cứ "đàn gảy tai trâu", còn một bên lại cho rằng người kia đang "không nói tiếng người".

Thanh tỉnh, thản thành và thông minh, trí huệ

Nhìn thấy cái sai của người khác đó là Thanh, nhìn thấy cái sai của mình đó là Tỉnh. Có thể nhận mình sai đó là Thản (bộc lộ thẳng thắn), biết sai mà sửa đó là Thành. Thấy được ưu điểm của mình, đó là Thông, nhìn thấy được ưu điểm người khác đó là Minh. Học tập được ưu điểm của người khác, đó là Trí, dùng được ưu điểm của người khác, đó là Huệ.

Thanh tỉnh, thản thành mà làm người, đó là cần; thông minh, trí huệ mà làm việc, đó là thiết.

Theo:  saigonthethao.thethaovanhoa.vn copy link