Lợi ích của việc bố ở gần con sau khi sinh và những việc cần làm

08:00, Thứ năm 01/10/2015

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Sự có mặt của ông xã bên cạnh sau khi sinh con không chỉ đem lại những sự giúp đỡ về thể chất mà còn về tinh thần lớn.

Thông thường, bác sĩ và y tá khuyên mẹ nên ở gần con sau khi sinh xong để cho con bú và ủ ấm cho con. Điều này cho biết vai trò của mẹ trong những giờ đầu tiên bé chào đời là vô cùng quan trọng. Nhưng còn vai trò của các ông bố thì sao? Thực tế, họ cũng giúp mẹ và em bé rất nhiều đấy! Các ông bố tương lai hãy đọc và nhớ nhé!

Chăm sóc bà xã sinh mổ

me
Đối với những mẹ sinh mổ, sự có mặt của người đàn ông trụ cột trong gia đình càng quan trọng hơn về cả mặt thể chất và tinh thần.

Đối với những mẹ sinh mổ, sự có mặt của người đàn ông trụ cột trong gia đình càng quan trọng hơn về cả mặt thể chất và tinh thần. Về mặt tinh thần, những lời động viên, sự âu yếm, những nụ hôn của người chồng có sức mạnh giống như một liều thuốc giảm đau hữu hiệu làm tan biến các cơn đau "tê tái" do vết mổ và khâu sau sinh. Về mặt thể chất, mẹ sẽ có thêm người giúp đỡ trong việc ăn uống, vệ sinh và chăm sóc con để có nhiều thời gian nghỉ ngơi, giúp hồi sức nhanh hơn.

Những việc bố cần làm

Theo các chuyên gia, bà đẻ sinh mổ phải chịu đựng nhiều đau đớn nhất trong 3 ngày đầu tiên sau khi sinh và họ không được phép bế con ít nhất trong 3 ngày đó. Sự có mặt của người bố lúc này là vô cùng quan trọng. Bất kể ông bố nào có vợ mới sinh cũng nên biết làm những việc sau đây:

me
Nếu bà xã sinh mổ, hãy bế con thay vợ vì cô ấy cần nằm một mình để tránh làm tổn thương vùng bụng.

- Biết chính xác khi nào bà xã có thể về nhà và sẵn sàng đảm nhận nhiệm vụ giống như người chăm sóc chính.

- Lên danh sách những người thân và bạn bè để chia sẻ tin vui.

- Vạch ra những điều bạn cần làm trước tiên trong một vài tiếng để giúp vợ, con về cả thể chất và tinh thần.

- Nếu bà xã sinh mổ, hãy bế con thay vợ vì cô ấy cần nằm một mình để tránh làm tổn thương vùng bụng.

- Lưu số điện thoại của bệnh viện và bác sĩ để gọi trong những trường hợp cần cấp cứu và tư vấn.

Giúp bố tự tin chăm sóc bé sơ sinh

Tin vào bản năng làm cha của mình

Chăm sóc đứa con bé bỏng không quá khó như bạn nghĩ. Thử thách lớn nhất với các ông bố - và cả các bà mẹ mới có con đầu lòng nữa - đó là nuôi dưỡng niềm tin vào khả năng làm cha mẹ của mình. Đây không phải là điều dễ dàng khi xét đến những ông bố chả biết gì, phải phá banh cả bếp chỉ để làm bữa sáng, hoặc cho con đi học vào mùa đông trong bộ đồ ủng cao su, quần soóc và đeo kính râm.

Chăm sóc trẻ mới sinh đòi hỏi sự luyện tập nhiều ở cả đàn ông và phụ nữ, đồng thời phải duy trì thái độ tích cực, sẵn sàng phạm sai lầm - những điều này rất quan trọng để việc làm cha mẹ của bạn có thể thành công được. Hãy chống lại cám dỗ dồn hết trách nhiệm cho bạn đời của mình. Hãy nghĩ đến điều này, vượt qua khó khăn ban đầu, cả vợ chồng con cái bạn đều sẽ rất hạnh phúc vì những gì mình đã làm.

Phần 1: Bế và quấn bọc trẻ

Bế con lên, nâng niu con và đặt con xuống

Nhiều người mới làm cha mẹ lo lắng về việc sẽ vô tình tuột tay hoặc làm rơi con. Hãy bình tĩnh. Thậm chí những ông bố bà mẹ thiếu ngủ trầm trọng lắm cũng hiếm khi làm rơi con của mình nữa là. Tuy vậy, khi nhấc con lên, nếu con bạn vẫn chưa được bốn tuần tuổi thì hãy đỡ cẩn thận do cơ cổ của bé còn yếu. Dưới đây là cách giữ đầu của bé không bị oặt qua oặt lại như quả bóng bowling treo ở đầu sợi mỳ ướt:

- Nhấc con lên: Đứng đối mặt với con, nhẹ nhàng luồn tay xuống dưới bả vai của bé. Lòng bàn tay của bạn đặt sau cổ bé, dùng những ngón tay để đỡ lấy đầu bé. Luốn tay còn lại của bạn chắc chắn dưới mông của bé. Nhấc bé lên từ từ áp vào ngực bạn vì những chuyển động bất thình lình có thể làm bé giật mình.

- Bế con: Có nhiều cách khác nhau để bế con an toàn. Bạn có thể cho con nằm gọn trong chỗ tay khuỷu bạn gập lại hoặc cho bé dựa vào ngực mình. Hãy dùng cả hai tay và luôn đỡ đầu và cổ bé. Tránh mọi cám dỗ nói chuyện điện thoại hay mở cửa tủ lạnh khi đang bế con. Luôn đặt con vào vị trí an toàn trước khi làm việc khác.

- Đặt con xuống: Cúi xuống trong lúc vẫn giữ con áp vào ngực bạn, một tay đặt sau đầu bé, tay kia đỡ lưng hoặc mông bé cho đến khi bé đã được đặt nằm hẳn xuống an toàn.

Lưu ý: Trẻ sơ sinh luôn phải đặt nằm áp lưng xuống (nằm ngửa) an toàn trong nôi, cũi hay xe đẩy có mui. Việc này sẽ giảm nguy cơ hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS). Bạn có thể cho con nằm sấp bụng xuống trong những khoảng thời gian ngắn dưới sự giám sát của mình.

Quấn bọc trẻ

Nhiều bậc phụ huynh thấy việc bắt chước điều kiện ấm áp như trong tử cung của người mẹ có thể làm dịu đi tình trạng khó chịu hay khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh. Những hướng dẫn dưới đây cung cấp cho bạn những kỹ năng cơ bản nhât của việc quấn bọc em bé:

- Trải một tấm khăn trên một bề mặt phẳng, ổn định, như sàn nhà chẳng hạn. (Những tấm khăn mỏng và co giãn được là tốt nhất. Đừng dùng khăn quàng lồng phồng hay chăn bông).

- Gấp khăn theo hình viên kim cương, với một góc sẽ ở vị trí phía đầu của bé.

- Gấp góc phía đầu xuống khoảng 1/3. 

- Đặt con nằm ngửa trên khăn, đầu đặt ngay trên góc khăn vừa gấp.

- Gấp góc khăn bên phải trùm qua tay trái của con. Đặt tay con chéo trên ngực, nhét góc phải của tấm chăn gọn dưới nách phải của con.

- Gấp góc dưới của tấm chăn trùm qua chân con, sau đó gài góc chăn vào chỗ gấp vừa được thực hiện ở bước trước.

- Gấp phần bên trái của chăn trùm qua tay phải của bé. Đặt tay con chéo trên người (hai cánh tay con tạo thành hình chữ X ở trước ngực). Nhét góc trái của chăn chặt sau lưng con.

Nguy hiểm chết người khi để người lạ hôn con
Nguy hiểm chết người khi để người lạ hôn con
(Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Các bà mẹ hãy cẩn trọng khi cho người lạ hôn con của mình vì trẻ rất dễ bị truyền nhiễm virut từ miệng của họ, đặc biệt là hôn ở miệng.
chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link
Tác giả: Nguyễn Trà Mi