Lợi ích của việc uống nước lá đinh lăng tươi

( PHUNUTODAY ) - Nước lá đinh lăng tươi mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này nhé.

Tác dụng của lá đinh lăng đối với sức khỏe

Cây đinh lăng được dân gian ví là "nhân sâm" của người nghèo vì nó mang đến vô vàn lợi ích cho sức khỏe.

Đây là nguyên liệu được sử dụng nhiều trong Đông y với công dụng hỗ trợ trị mất ngủ, an thần, cảm sốt, đau nhức, bồi bổ cơ thể.

Cây đinh lăng có thể dùng như rau gia vị, nấu canh với thịt cá, đun nước uống.

Củ của cây đinh lăng chứa 0,3% glucozit, alcaloit, saponin, tanin, 13 loại axit amin và vitamin B1.

la-dinh-lang-01

Phần lá non của cây đinh lăng thường được dùng để ăn gỏi, nem, ăn như một loại rau sống.

Lá đinh lăng có vị bùi, đăng, thơm, hơi mát. Người ta còn dùng lá đinh lăng để đun nước uống.

Phần rễ của cây đinh lăng có vị ngọt, nhạt, hơi đắng, tính ấm, tác dụng thông huyết mạch, tiêu sưng viêm, giảm đau.

Lá, rễ đinh lăng có thể dùng tươi hoặc dùng khô đều được.

Lợi ích của việc uống nước lá đinh lăng

Uống nước lá đinh lăng có tác dụng trị tê chân tay, đau mỏi lưng; giúp giảm đổ mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ, giúp bé ngủ ngon; điều trị ho dai dẳng do thời tiết; giải độc cơ thể, lợi tiểu, giảm cảm sốt; trị dị ứng thời tiết, mẩn ngứa, mề đay; bồi bổ sức khỏe cho phụ nữ trước và sau sinh...

Lưu ý khi sử dụng nước lá đinh lăng tươi

la-dinh-lang-02

Lá đinh lăng tươi chứa nhiều saponin nên không được lạm dụng. Sử dụng quá nhiều lá đinh lăng tươi có thể dẫn tới tình trạng chóng mặt, hoa mắt, khó chịu, mệt mỏi...

Trẻ nhỏ cơ thể chưa phát triển hoàn thiện nên cần hạn chế sử dụng nước lá đinh lăng tươi để không làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Lá đinh lăng tươi là dược liệu thiên nhiên ít độc nhưng nếu dùng với liều lượng lớn vẫn có thể gây ra ngộ độc, gây hại cho cơ thể.

Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu không nên uống nước lá đinh lăng tươi để tránh làm ảnh hưởng đến thai nhi.

Không được dùng rễ đinh lăng với liều cao bởi sẽ bị say thuốc và xuất hiện các biểu hiện như mệt mỏi, nôn mửa, tiêu chảy... Với phần rễ cây đinh lăng, khi sử dụng thì nên rút bỏ phần lõi đề phòng các tác dụng không mong muốn xảy ra.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link