3 bộ phận chứa nhiều độc tố nhất của cá, đừng "tiếc của" mà ăn cố

07:08, Thứ sáu 17/11/2023

( PHUNUTODAY ) - Đây là 5 bộ phận của cá chứa nhiều độc tố mà bạn cần phải làm sạch trước khi nấu, đáng tiếc nhiều người không biết nên vẫn vô tư ăn.

Nội tạng của con cá

Khi chúng ta sơ chế cá, ngoài việc bỏ mang và vảy cá thì phần nội tạng trong bụng cũng cần vứt bỏ chứ không nên giữ lại. Bởi phần nội tạng cá thường chứa nhiều độc tố, khi chọc thủng túi mật cá thì dịch mật bên trong sẽ trào ra ngoài. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến mùi vị của cá mà dịch mật này ăn vào còn dễ sinh bệnh trong cơ thể.

noi-tang-ca

Đầu cá

Cá sống trong nước từ khi mới sinh ra, nhưng những năm gần đây tình trạng ô nhiễm nguồn nước diễn ra rất nghiêm trọng, dẫn tới nhiều kim loại nặng và các chất độc hại ẩn chứa trong môi trường sống của cá. Các kim loại nặng, chất độc hại này sẽ tích tụ trong cơ thể cá, sinh ra metyl thủy ngân.

Những chất độc hại này khi xâm nhập vào cơ thể của con người, sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Kết quả từ một cuộc khảo sát của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh thành phố Nam Kinh (Trung Quốc) cho thấy, các bộ phận khác nhau của cùng một con cá sẽ có hàm lượng kim loại nặng, độc tố khác nhau. Trong đó đầu cá là bộ phận chứa hàm lượng thủy ngân cao nhất, gấp 15 lần so với thịt cá.

Theo các báo cáo thử nghiệm, hàm lượng thủy ngân trong thịt cá, trứng cá và da cá tương đối thấp, về cơ bản dưới mức giới hạn. Đầu cá là phần rất khó làm sạch. Nếu ăn phần đầu cá không được làm sạch triệt để, chất metyl thủy ngân nhiễm trong đầu cá sẽ xâm nhập vào cơ thể, vào não gây nguy hiểm cho sức khỏe con người.

dau-ca

Mắt cá tưởng giàu chất dinh dưỡng nhưng thực tế lại không phải vậy! Thậm chí, đây còn là bộ phận chứa nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng. Một số loài cá có máu đỏ hoặc đốm trắng trên mắt chính là dấu hiệu đáng chú ý khi mua cá mà bạn cần biết.

Não cá nằm trên hốc mắt, như một sợi dây màu trắng. Bạn không nên ăn não cá vì đây là nơi chứa đựng các kim loại nặng như thủy ngân, chì trong nước thấm vào cá. Cá tự nhiên, càng sống ở tầng lớp đáy thì càng nhiễm nhiều kim loại nặng và cá ở tầng nước càng cao thì khả năng bị nhiễm càng ít đi.

Chất nhầy và màng đen trên thân cá

Sau khi sơ chế nội tạng của cá sẽ có một lớp "chất nhầy" trên thân cá xuất hiện. Chất nhầy này chứa nhiều vi khuẩn và chất bẩn, phải dùng dao làm sạch mới hết được. Ngoài ra, bên trong cá còn có một lớp màng đen cần phải dùng dao mới cạo hết sạch được. Nếu không làm sạch thì mùi tanh của cá sẽ khó được khử sạch và ăn vào càng không hề tốt cho cơ thể.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Mộc