Luật bảo hiểm xã hội số 41/2024/QH15 đã được Quốc hội thông qua và chính thức hiệu lực từ 1/7/2025 trog đó có điều chỉnh một số điều liên quan tới tới thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Theo đó người đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu 15 năm khi đủ tuổi nghỉ hưu sẽ được hưởng lương hưu, trong quy định hiện hành thì tối thiểu là 20 năm.
Về mức hưởng lương hưu, Luật bảo hiểm xã hội số 41/2024/QH15 quy định, tại điều 66 như sau:
- Đối với lao động nữ bằng 45% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH tương ứng 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thêm thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%;
- Đối với lao động nam bằng 45% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH tương ứng 20 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.
- Trường hợp lao động nam có thời gian đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm, mức lương hưu hằng tháng bằng 40% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH tương ứng 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 1%.
- Đối với mức lương hưu hằng tháng của đối tượng là người lao động thuộc một số nghề, công việc đặc biệt đặc thù trong lực lượng vũ trang nhân dân do Chính phủ quy định. Nguồn kinh phí thực hiện từ ngân sách nhà nước.
Liên quan tới tuổi nghỉ hưu thì trong bộ Luật lao động 2019 đã quy định từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng ( đối với lao động nam) và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ; sau đó cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam và 4 tháng đối với lao động nữ. Tính như vậy tới năm 2025 tuổi nghỉ hưu sẽ là 61 tuổi 3 tháng đối với nam và 56 tuổi 8 tháng đối với nữ.