Luộc tôm nên dùng nước nóng hay nước lạnh? Đây mới là thứ nước giúp tôm đỏ au, ngọt thịt, không tanh chút nào

( PHUNUTODAY ) - Nhiều người nghĩ luộc tôm chỉ cần dùng nước lã. Tuy nhiên, đây mới chính là loại nước giúp tôm được luộc lên đỏ au, không hề tanh.

Tôm là loại hải sản được rất nhiều người yêu thích vì có vị ngon ngọt và hấp dẫn, đồng thời lại cung cấp nhiều dinh dưỡng bổ dưỡng. Tôm chứa nhiều đạm, không chứa chất béo, ít calo và giàu canxi, là một lựa chọn tuyệt vời cho bữa ăn lành mạnh.

Cách chế biến tôm phong phú và đa dạng, bạn có thể nướng, luộc, hấp, chiên, xào, nấu cháo, súp... để tạo ra các món ăn ngon và đa dạng. Trong đó, luộc tôm là một cách chế biến đơn giản nhưng giữ trọn hương vị ngon ngọt của nguyên liệu. Tuy nhiên, nhiều người khi luộc tôm tại nhà không biết làm đúng cách, dẫn đến tôm bị nhạt, bở và có mùi tanh không thích.

Bí quyết để chọn tôm ngon

Để có món tôm luộc ngon, việc chọn nguyên liệu đúng là rất quan trọng. Khi mua tôm, bạn nên xem xét phần vỏ. Tôm biển tươi ngon thường có lớp vỏ màu xanh trắng, trong khi tôm đực có vỏ màu vàng nhạt. Vỏ tôm nên sáng, trong và phần đầu, chân tôm phải gắn chặt vào thân.

Nếu bạn chọn mua tôm đông lạnh, hãy tìm những con có hình dáng cong vì đó là dấu hiệu cho thấy chúng còn sống trước khi cấp đông. Tôm không còn tươi và sau khi cấp đông thường có dáng thẳng, do chúng mất đi sức lực nên thân bị duỗi ra.

1

Cách sơ chế tôm

Sau khi mua tôm về, bạn nên sơ chế tôm bằng cách rửa sạch tôm với nước và lấy bỏ chỉ đen bên trong. Nếu cần, bạn có thể dùng kéo cắt bớt râu tôm, nhưng không nên lột bỏ vỏ, đầu và đuôi tôm.

2
3

Giữ nguyên con tôm sẽ giữ được nhiều dưỡng chất và hình dáng đẹp mắt khi luộc tôm. Có thể dùng tăm để lấy phần chỉ đen ở lưng tôm.Tiếp theo, hòa một thìa muối vào tô nước rồi ngâm tôm vào trong một lúc để tôm sạch hoàn toàn. Sau đó, vớt tôm ra và rửa lại với nước sạch.

Luộc tôm nên dùng nước nóng hay nước lạnh?

Khi luộc tôm, nên dùng nước nóng thay vì nước lạnh. Đặt nồi lên bếp và cho một lượng nước đủ, không cần quá nhiều nước để tránh làm nhạt vị tôm. Thêm vào nồi một ít gừng cắt lát, sả cắt khúc và hành lá rửa sạch.

Khi nước nóng lên và thấy bọt bong lên nhưng chưa sôi hẳn, cho tôm vào nấu trong khoảng 2-3 phút (tùy theo kích thước con tôm). Thêm một chút muối và rượu trắng vào nước luộc, rượu sẽ giúp khử mùi tanh và làm tôm lên màu đỏ đẹp. Đợi tôm co người lại và toàn bộ phần vỏ chuyển sang màu đỏ thì vớt tôm ra đĩa.

luoc-tom-dung-nuoc-soi-nuoc-lanh

Nếu dùng nước lạnh sẽ làm tăng thời gian nấu và làm giảm vị ngọt cũng như dinh dưỡng của tôm. Đun sôi nước rồi mới thả tôm vào sẽ khiến con tôm bị co lại nhanh và làm mùi vị của tôm không còn ngon.

Một số người mách rằng sau khi luộc tôm xong có thể thả vào âu nước đá cho tôm săn chắc, ăn thịt sẽ ngon hơn. Tuy nhiên, với các loại hải sản, thường nên ăn nóng để tránh bị tanh. Vì vậy, bạn không cần thiết phải ngâm tôm trong nước đá trước khi ăn.

Luộc tôm đông lạnh

Nếu luộc tôm đông lạnh, bạn phải rã đông ở nhiệt độ phòng trước. Sau đó đặt nồi nước lên bếp, thêm gừng, sả, hành, muối, rượu nấu ăn. Đun tới khi nước nóng già mới cho tôm vào luộc khoảng 3-5 phút (tùy kích thước con tôm).

Luộc tôm không dùng nước

Nếu sợ tôm bị nhạt, bạn cũng có thể chọn cách không thả tôm trực tiếp vào trong nước.

a

Hãy xếp hành lá cắt khúc, gừng cắt lát xuống dưới đáy nồi. Sau đó, bỏ tôm đã làm sạch lên trên. Thêm 1-2 thìa cà phê nguyên hạt, 30ml rượu trắng. Đậy vung nồi và luộc tôm trong khoảng 5 phút trên lửa vừa.

Khi con tôm cong lại, toàm bộ vỏ chuyển sang màu hồng đỏ thì mở vung và giảm lửa. Nếu thêm khoảng 2 phút cho rượu bay hơi hết là có thể thưởng thức.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link