Thực tế, các nghiên cứu đã chứng minh đây là một thói quen sai lầm. Dưới đây là những lý do bạn không nên uống nước sau khi ăn thức ăn cay.
Điều gì tạo nên cảm giác cay
Chất hóa học tạo ra cảm giác cay trong miệng là capsaicin. Capsaicin bám vào thụ thể đau trên lưỡi được gọi là thụ thể TRPV1.
Những thụ thể này sẽ truyền xung điện tới não và báo hiệu cảm giác bỏng rát khi ăn thực phẩm cay. Vì vậy đây là cơ chế cơ bản xảy ra khi bạn ăn thực phẩm cay.
Nước không làm giảm cay
Nghiên cứu cho thấy chất capsaicin là phân tử không phân cực, chỉ tan trong các chất không phân cực khác.
Uống nước sau khi ăn cay không có tác dụng giảm cay. |
Trong khi đó nước là chất phân cực, không thể làm dịu cảm giác cay trong miệng. Vì vậy, uống nước sau khi ăn cay không có tác dụng giảm cay.
Không những thế, thay vì giảm nóng rát, nước có thể làm cảm giác cay lan ra toàn bộ những vùng khác trong miệng. Điều này càng khiến cho bạn có cảm giác nóng rát và khát nước nhiều hơn.
Làm thế nào để ăn được đồ cay
Nếu bạn thực sự thích đồ ăn cay, cách tốt nhất để ăn được đồ cay là ăn thường xuyên với mức độ tăng dần. Ăn đồ cay thường xuyên sẽ làm giảm độ nhạy của các thụ thể đau trên lưỡi.
Điều này sẽ giúp bạn có thể thích nghi với thực phẩm cay.
Cách xử lý nhanh khi bé ăn phải ớt cay
Khi bé lỡ ăn phải ớt cay thì bố mẹ không nên quá lo lắng. Sau đây là vài cách đơn giản giúp xử lý vị cay của ớt:
Dùng sữa
Vị cay của ớt và tiêu là do chất capsaincin, chất này sẽ bị hòa tan trong sữa cũng như các chế phẩm từ sữa. Chính vì thế, ta có thể cho bé uống sữa hay ăn sữa chua. Nếu tay bé lỡ dính ớt có thể rửa bằng sữa trước khi dùng xà phòng.
Dùng đường
Với những bé lớn hơn, có thể dùng đường thay cho sữa. Cho bé ngậm một muỗng cafe đường trong miệng và sát đường vào tay trước khi rửa lại bằng nước, vị cay sẽ bay ngay lập tức.
Cho bé ăn bánh mỳ
Một chút bánh mỳ cũng có thể đẩy lùi vị cay của ớt. Nếu có thể thì thêm chút bơ vào bánh mỳ thì tác dụng càng tốt và nhanh hơn.
Tuy nhiên, trên đây cũng chỉ là những giải pháp tình thế, tốt nhất ba mẹ nên tránh cho bé tiếp xúc với đồ cay. Cất tiêu, ớt bột vào những chỗ cao để bé khỏi với tới.
Cách nhận biết măng tẩm hóa chất độc hại bằng mắt thường (Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Dựa vào mùi vị, màu sắc, độ bóng, giòn… của măng mà các bà nội trợ có thể phân biệt được măng bị tẩm hóa chất và măng sạch tự nhiên. |
Trẻ nghiện smartphone có nguy cơ ung thư não gấp 5 lần bé khác (Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Nếu biết về những điều thực sự sẽ xảy ra khi trẻ nghiện smartphone, cha mẹ sẽ phải giật mình. |