Mang thai tháng thứ mấy thì bị nghén

09:00, Thứ hai 10/07/2017

( PHUNUTODAY ) - Mang thai đến tháng thứ mấy thì bị nghén là câu hỏi của rất nhiều mẹ bầu khi mang thai, để có thể trả lời được những câu hỏi của các mẹ bầu thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin ngay dưới đây nhé!

Bà bầu thường sẽ ốm nghén vào tuần thứ mấy?

Trong thời kỳ mang thai, ốm nghén khi mang thai là một hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, đối với một số mẹ bầu thì nó diễn ra khá nghiêm trọng và khó kiểm soát. Trường hợp này rất dễ dẫn đến tình trạng mất nước, cũng như thiếu hụt dinh dưỡng.

Để trả lời cho câu hỏi cho câu hỏi của các mẹ bầu thì thông thường, ốm nghén sẽ diễn ra trong 3 tháng đầu thai kỳ. Chứng ốm nghén có thể bắt đầu sớm nhất vào khoảng tuần 4 – 6, hoặc trễ nhất là vào khoảng tuần 8 – 12.

Với một số phụ nữ,có sức khoẻ yếu, tình trạng này thậm chí tiếp tục trong suốt thời gian mang thai cho đến sau khi em bé đã chào đời. Tuy nhiên, đối với phần lớn các bà bầu thì tình trạng này sẽ cải thiện đáng kể vào khoảng tuần 14 – 20.

Đặc biệt, có một số trường hợp bà bầu trong thời kỳ này không hề bị ốm nghén hoặc chỉ bị một số triệu chứng nhẹ.

Vậy, tại sao bà bầu lại ốm nghén?

1.mang-thai-den-thang-thu-may-thi-bi-nghen-phunutoday.vn

 

Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu nhưng các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra lý do thực sự cho hiện tượng này. Nhưng có thể là một trong những trường hợp sau:

+ Nồng độ các nội tiết tố tăng cao trong 3 tháng đầu thai kỳ. Trong đó có progesterone làm giãn các cơ của hệ tiêu hóa dẫn đến thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản tạo cảm giác buồn nôn. Chất này còn làm thức ăn trong dạ dày chậm tiêu hóa hơn bình thường, gây chứng khó tiêu.

+ Do thói quen ăn uống thất thường và lượng đường trong máu thấp.

+ Hệ thần kinh của một số mẹ bầu khá nhạy cảm đối với các loại thực phẩm và mùi vị gây cảm giác buồn nôn.

+ Do yếu tố di truyền.

Hướng dẫn cách trị ốm nghén cho bà bầu hiệu quả

+ Gừng tươi:

Gừng là thực phẩm có vị cay, tính ấm, có công dụng tiêu trừ đàm, chữa chứng nôn mửa. Thực tế khi mẹ bị ốm nghén, có cảm giác buồn nôn, sử dụng gừng ở dạng ăn tươi, pha với nước ấm hay ngậm kẹo có tinh chất gừng đều có tác dụng rất tốt trong việc giảm hẳn cảm giác buồn nôn và giúp mẹ bầu ăn uống ngon hơn, tiêu hóa tốt hơn.

+ Lá tía tô:

Với vị cay, tính ấm, có công dụng an thai, loại trừ đàm trong cơ thể, hạn chế tình trạng buồn nôn.

Có thể dùng dưới dạng hãm uống thay trà hoặc chế biến thành các món ăn trong bữa ăn hàng ngày.

+ Quả chanh:

Chanh có tác dụng an thai, chống nôn rất tốt. Bạn có thể uống nước chanh hàng ngày với một ít muối, đường hoặc mật ong tùy theo sở thích nhé. Đây cũng là thực phẩm có tác dụng giải nhiệt, giải độc cơ thể cực kỳ hiệu quả nữa nhé.

+ Hãy nhớ nghỉ ngơi:

Bạn thử ngả lưng trên ghế, nhắm mắt lại, thở sâu và thả lỏng cơ thể. Những người mẹ có kinh nghiệm sinh nở đều gợi ý rằng, nếu bạn mất ngủ vào đêm hôm trước thì việc chợp mắt trong vòng 10-15 phút sẽ khôi phục lại sức khỏe nhanh chóng.

Cũng chính nhờ vậy, chứng nghén vào buổi sáng cũng được đẩy lùi.

+ Nên tránh các loại thực phẩm dễ gây ói mửa:

Thường thì các loại thức ăn lạnh và thơm dịu sẽ dễ được dung nạp hơn so với thức ăn nóng. Hâm nóng thức ăn sẽ tạo ra mùi nồng hơn, và chỉ vậy thôi cũng đủ để gây ra ói mửa.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link