Mang thai tháng thứ mấy thì bị phù?

( PHUNUTODAY ) - Hiện tượng bị phù ở các mẹ bầu luôn là một trong những nỗi lo lắng của rất các mẹ bầu trong thời gian mang bầu. Nhưng để có thể chuẩn bị trước tâm lý thì khi mẹ bầu mang thai đến tháng thứ mấy thì bị phù? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Bà bầu bị phù chân vào tháng thứ mấy của thai kỳ?

Thông thường sẽ có đến 75% chị em phụ nữ khi mang thai, nhất là vào những tháng cuối của thai kỳ đều bị phù chân.

Đặc biệt, trong 3 tháng cuối cùng của thai kì thì hiện tượng phù chân khi mang thai là hiện tượng thường gặp ở các mẹ hay còn gọi là “xuống máu chân” - đây là một hiện tượng sinh lý bình thường khi mang thai nhưng cũng gây không ít khó khăn, bất tiện cho các bà mẹ.

Nguyên nhân gây chứng phù chân ở các bà bầu

1.Sự cản trở máu trở về tim:

3.mang-thai-den-thang-thu-may-thi-bi-phu-phunutoday.vn

 

Khi có thai, càng về những tháng cuối thai nhi sẽ lớn dần làm tăng áp lực trong ổ bụng và tạo nên một lực ép khá lớn lên các tĩnh mạch vùng chậu làm cho máu khó chảy trở về tim được.

Ngoài ra sự cản trở máu về tim có thể do:

+ Mặc đồ quá chật;

+ Có thai và thai lớn;

+ Chơi các môn thể thao nặng làm gia tăng áp lực trong ổ bụng hay trong lồng ngực như tập tạ, khiêng vác nặng;

+ Ho nhiều và ho lâu trong các bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính;

+ Táo bón thường xuyên là nguyên nhân thường gặp ở người lớn tuổi;

+ Ngồi lâu hoặc ngồi bắt chéo chân ở nhân viên văn phòng;

+ Dư cân và béo phì; sự rối loạn của các nội tiết tố trong thời kỳ mang thai cũng làm giãn thành tĩnh mạch, góp phần vào sự ứ trệ tuần hoàn và làm máu về tim khó khăn hơn.

2.Do bệnh nhân phải đứng làm việc hoặc ngồi lâu trong một thời gian dài;

3.Thói quen mang giày cao gót ở phụ nữ;

Mách mẹ bầu bí kíp giúp giảm phù nề đôi bàn chân

+ Lựa chọn cẩn thận giày đi trong thời gian mang thai:

Các mẹ bầu trẻ mang thai lần đầu tiên chưa có kinh nghiệm rất dễ mắc sai lầm khi không quan tâm đến cỡ giày dép sao cho phù hợp với trọng lượng của từng thời kỳ. Mang giày quá chật sẽ khiến chân phù nề càng trở nên đau và khó chịu, thậm chí còn gây nên chứng viêm tấy kẽ chân, chai, sần ngòn chân.

Các mẹ bầu không nên đi sandal hoặc dép xỏ ngón bởi thiết kế của chúng không hỗ trợ, nâng đỡ hết được cả bàn chân, đặc biệt mẹ cần tránh sử dụng giày cao gót khi đang mang thai. Thay vào đó, mẹ nên chọn đi những loại giày thỏa mái, có thể hở rộng một chút, đế thấp và lưu ý không nên đi giày dép trong thời gian dài.

Khi có điều kiện mẹ nên tháo giày để tạo cho chân cảm giác thoải mái, máu dễ dàng lưu thông.

+ Chọn tất đúng kích cỡ:

Đi tất quá chật sẽ khiến chân thêm sưng phù. Ngoài ra mẹ cũng nên chú ý đến chất liệu của tất. Tất làm từ cotton sẽ tốt cho mẹ bầu, giúp bàn chân có thể "thở" dễ dàng thay vì các loại tất làm từ sợ nylon.

+ Hãy chăm sóc đôi bàn chân:

Mẹ nhớ thường xuyên cắt móng chân, móng tay, không để chúng quá dài cũng như đâm vào da xung quanh móng. Giảm các vết chai, sần với đá bọt và thường xuyên dưỡng ẩm cho nếu như chân của mẹ bị khô, nứt nẻ.

+ Hãy chú ý áp dụng một chế độ ăn uống cân bằng:

Điều này rất quan trọng đối với thai phụ, nó không chỉ giúp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé mà nó còn giúp giảm nguy cơ bị sưng, phù chân.

Mẹ nên ăn bổ sung các loại thực phẩm giàu protein như đậu, bơ, cá, thịt...; ăn nhiều rau xanh như cải bắp, đậu lăng, rau bina; các loại trái cây cũng như các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin, canxi và kẽm.

+ Hãy luôn giữ cho cơ thể luôn đủ nước:

Uống nhiều nước khi mang bầu giúp các hệ tiêu hóa, tiết niệu... hoạt động tốt; đồng thời, phòng tránh được quá trình tích trữ chất lỏng, gây phù. Theo các chuyên gia, mỗi ngày trung bình mẹ cần uống tối thiểu từ 6- 8 cốc nước.

+ Không nên đứng quá lâu trong thời gian dài: Việc đứng im một chỗ trong thời gian dài sẽ khiến các chất lỏng dồn xuống dưới, điều này đồng nghĩa với việc đôi chân của mẹ sẽ càng bị phù nề nặng hơn.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn