Thời điểm xuất hiện thai máy
+ Tuần thứ 12:
Mặc dù bé khá năng động ở tuần thứ 12 nhưng mẹ không cảm nhận được điều gì bởi kích thước của bé quá nhỏ. Tuy nhiên, mẹ có thể may mắn được chứng kiến bé “tập thể dục” khi siêu âm.
+ Từ tuần thứ 16-18 của thai kỳ:
Khi bé khỏe mạnh hơn, bé sẽ di chuyển, nấc, co duỗi cánh tay và cẳng chân nhỏ nhắn. Khoảng 16-18 tuần, sự di chuyển của bé trở nên phức tạp. Bé có thể đá, vặn vẹo. Một số em bé mút ngón tay cái của mình.
+ Tuần thứ 20:
Lúc này, mẹ thường xuyên nhận ra hoạt động của thai nhi qua những lần va chạm vào thành bụng.
+ Từ tuần thứ 28 của thai kỳ trở đi
Lúc này, các bé đã có khả năng cử động khoảng 10 lần trong vòng 12 tiếng đồng hồ. Thậm chí, với những bé “hiếu động” số lần cử động này có thể lên tới khoảng 30 lần. Hầu hết người mẹ lần đầu cảm nhận được thai máy là trong tam cá nguyệt thứ hai của họ (khoảng 18-20 tuần).
Nhiều người nói rằng, nó giống như một cơn gió thoảng vậy; hoặc cú máy đầu tiên của bé như cá vàng bơi lội; hoặc cảm giác đói. Sau một vài tuần đầu tiên, thai máy trở thành những cú đá. Em bé bây giờ “tập thể dục” thường xuyên hơn như xoáy trôn ốc, kéo duỗi và đá để tăng cường cơ bắp và xương. Khi bé lớn hơn, mẹ sẽ thấy có những chuyển động của bé hiện lên làn da của mẹ. Sau đó, mẹ có thể sờ được một bàn tay, khuỷu tay hoặc chân của bé.
Những dấu hiệu của một thai nhi khỏe mạnh
+ Thai nhi trở nên hiếu động hơn
Sau 5 tháng của thai kỳ, em bé bắt đầu hoạt động trong tử cung. Các hoạt động đầu tiên của bé dễ nhận biết là thai nhi bắt đầu đạp trong bụng mẹ.
Đến tháng thứ 6, em bé bắt đầu có phản ứng với các âm thanh bên ngoài bằng các cử động, đôi khi người mẹ sẽ cảm giác như em bé đang nấc.
Sang tháng thứ 7, bé yêu sẽ phản ứng được với các kích thích như ánh sáng hay tiếng ồn và đau. Em bé bắt đầu thay đổi vị trí ở tháng thứ 8 và đạp vào bụng mẹ rất nhiều.
Các bác sĩ khuyến cáo các bà mẹ nên để ý cử động của bé, lý tưởng nhất là khoảng 10 cái đá, nhúc nhích, sột soạt hay lăn trong vòng 2 giờ. Mức độ này chứng tỏ bé đang rất khỏe mạnh. Những cử động của bé sẽ giảm khi sang tháng thứ 9. Lúc này thai nhi đã trưởng thành đầy đủ trong tử cung và không còn chỗ trống nào cho bé quẫy đạp. Bạn có thể căn cứ vào những điều này và thông báo cho bác sĩ kịp thời khi thấy những bất thường.
+ Thai nhi bắt đầu tăng trưởng và phát triển rõ rệt
Bằng việc siêu âm, các bác sĩ sẽ xác định được sự phát triển của thai nhi.
Thông thường từ tháng thứ 5, em bé sẽ tăng trưởng ổn định, đạt chiều dài 25 cm, và tăng 5 cm vào mỗi tháng tiếp theo. Đến tháng thứ 7, thai nhi đạt 30 cm và đến tháng thứ 9 dao động trên 40 cm đến 50 cm.
+ Theo dõi nhịp tim
Theo dõi nhịp tim cũng là một cách nhận biết thai nhi khỏe mạnh. Các bác sĩ theo dõi bằng cách chạm vào bụng của bà mẹ để lắng nghe nhịp đập của thai nhi.
Vào tháng thứ 9, nhịp tim của bé yêu dao động từ 110 đến 160 nhịp đập/phút.