Mang thai tuần 34 bụng đã bị tụt xuống chưa?

( PHUNUTODAY ) - Trong 3 tháng cuối của thai kỳ là lúc mẹ bầu đang có những dấu hiệu bị tụt bụng. Vậy khi mang thai đến tuần thứ 34 của thai kỳ thì bụng đã tụt xuống hay chưa? Hãy cùng chúng tôi giải đáp những thắc mắc đó nhé!

Đến tuần thứ 34 bụng mẹ bầu đã bị tụt xuống hay chưa?

Trong vài tuần cuối của thai kỳ, các mẹ bầu có thể dễ dàng nhận thấy bụng bầu có chiều hướng tụt xuống thấp đáng kể. Đây là một trong những triệu chứng báo hiệu cơn chuyển dạ đang cận kề, và là dấu hiệu đầu tiên các mẹ có thể dễ dạng nhận ra rằng đã sắp đến ngày được gặp mặt con yêu rồi đấy. Theo quá trình phát triển của thai kỳ thì thông thường:

+ Đối với người sinh con lần đầu tiên, hiện tượng tụt bụng sẽ xảy ra vào khoảng 2-4 tuần trước ngày dự sinh.

+ Đối với người sinh con thứ, cơ xương chậu của mẹ lúc này đã giãn nở đủ rộng, tụt bụng có thể xảy ra ngay trước khi cơn chuyển dạ bắt đầu.

Như vậy, đối với tuần thứ 34 của thai kỳ thì bụng của mẹ bầu đã tụt xuống  để chuẩn bị cho việc vượt cạn của hai mẹ con rồi đấy nhé!

Hướng dẫn cách chăm sóc sức khỏe cho bà bầu đúng cách

Chăm sóc sức khỏe bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ thế nào đúng?

6.mang-thai-tuan-thu-34-bung-da-tut-chua-phunutoday.vn

 

1.Chú ý chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng và cách chăm sóc bà bầu 3 tháng cuối là tốt nhất để giúp cho thai nhi tăng trưởng và phát triển tốt trong giai đoạn này giúp bé chào đời được khỏe mạnh.

+ Bổ sung hàm lượng dinh dưỡng cho cơ thể mẹ bầu:

Ở giai đoạn Bà Bầu 3 tháng cuối này  chất dinh dưỡng không chỉ cung cấp cho sự phát triển của thai nhi, mà còn cần dự trữ lại một phần trong cơ thể người mẹ để chuẩn bị  cho những việc như: mất máu khi sinh, tiêu hao thể lực, cho con bú,…

Do vậy, ba tháng cuối này, thai phụ cần quan tâm nhiều đến việc bổ sung những thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao như các loại sữa, thịt nạc, các loại cá,…

+ Tăng lượng vitamin cho cơ thể:

Để tăng cường hàm lượng khoáng chất và các vitamin cho cơ thể, phụ nữ mang thai cần ăn nhiều tôm, cua, rong biển, các sản phẩm chế biến từ đậu, xương sườn, gan lợn, các loại rau có màu vàng, xanh và hoa quả.

+ Bổ sung nước:

Không nói thì ai cũng biết, nước cần thiết như thế nào đối với sức khỏe của con người. Uống thật nhiều nước khi mang thai sẽ giúp bạn có đủ lượng nước ối cần thiết, làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, không bị táo bón và cơ thể luôn giữ được nước.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, uống nhiều nước có thể ngăn chặn chứng co thắt tử cung sớm khi đẻ. Bởi vì, việc mất nước và nắng nóng sẽ khiến các hóc-môn kích thích cơn co thắt. Chúng ta nên uống từ 2 đến 2,5 lít nước mỗi ngày và uống thành những ngụm nhỏ, chứ không nên uống một cốc to một lúc, gây áp lực lên thận của bạn.

+ Hạn chế hấp thụ thức ăn nhiều dầu mỡ

Bà bầu nên hạn chế hấp thu những thức ăn nhiều mỡ, các loại bột để tránh gây khó khăn cho việc sinh nở. Trong suốt quá trình mang thai, không nên ăn thức ăn quá mặn như: cá muối khô, dưa muối,…

Khi mắc bệnh huyết áp cao, hoặc phù thũng thì nên hạn chế ăn muối. Để hạn chế muối và xì dầu khi nấu ăn, bạn không nên cho muối và xì dầu và lúc ăn có thể rắc lên một chút, như vậy vừa có vị mặn lại đảm bảo lượng muối và xì dầu vừa phải. Cũng có thể ăn một số thức ăn có vị chua, hoặc vị ngọt để thay thế cho thức ăn có vị mặn.

+ Duy trì chế độ ăn uống hợp lý

Duy trì các bữa ăn đều đặn, mỗi bữa cách nhau khoảng 4 tiếng và tuyệt đối không nên bỏ bữa.

Cố gắng ăn nhiều bữa hoặc chia thành 5 bữa nhỏ trong ngày và nên hạn chế các thực phẩm cay nóng. Cách chia bữa ăn làm nhiều bữa nhỏ giúp hạn chế áp lực lên thành bụng và dạ dày và giúp cơ thể bà bầu hấp thụ tốt hơn.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn