Sử dụng nước lạnh
Chúng ta đều biết nước ấm sẽ giúp quần áo diệt khuẩn, dễ dàng loại bỏ các vết bẩn cứng đầu. Tuy nhiên, sử dụng nước ấm không những gây hại cho vải mà còn làm tốn nhiều năng lượng. Nước giặt thông thường trong quá trình vò, giặt quần áo cũng sẽ giúp loại bỏ các vi khuẩn. Vì vậy, chúng ta cũng chỉ cần sử dụng nước lạnh.
Giặt đúng khối lượng quần áo
Lượng điện năng tiêu thụ trong mỗi lần giặt quần áo sẽ chênh lệch không nhiều so với số lượng quần áo quần giặt. Tức là dù bạn giặt nhiều hay ít quần áo thì vẫn cần tiêu thụ một khoảng điện năng nhất định. Vậy bạn cần giặt đúng khối lượng quần áo thay vì cho quá ít quần áo vào một lần giặt để tiết kiệm điện.
Vò tay quần áo quá bẩn trước
Các loại máy giặt thông thường hiện nay thường sẽ giặt theo chu trình cố định, không có khả năng cảm biến được độ bẩn của nước để có chế độ giặt thích hợp. Vậy nên quần áo quá bẩn nếu muốn sạch hoàn toàn thì chắc chắn phải giặt lại thêm 1 - 2 lần, điều này sẽ gây ra việc tốn nhiều điện năng hơn bình thường.
Sử dụng tính năng tiết kiệm năng lượng
Nếu máy giặt của bạn có tính năng tiết kiệm năng lượng, hãy sử dụng nó. Tính năng này thường có chế độ "giặt nhanh" cho quần áo dính ít bẩn, các chế độ giặt tiết kiệm điện.
Rút phích cắm khi không sử dụng máy giặt
Bạn có biết, dù không khởi động, nhưng nếu máy giặt vẫn được kết nối ổ điện thì vẫn tiêu thụ điện năng không? Rất nhiều người có thói quen dùng xong mà không rút thiết bị ra khỏi ổ điện. Không chỉ vậy, việc này có thể gây ảnh hưởng đến tuổi thọ của máy giặt, ngoài ra còn có thể gây chập mạch điện rất nguy hiểm.
Chọn chương trình giặt phù hợp với từng loại quần áo
Các loại máy giặt hiện nay đều có chức năng phân chia thành các chương trình giặt. Tùy vào từng loại quần áo, bạn sẽ chọn các chế độ giặt khác nhau, vừa nâng cao hiệu quả làm sạch vừa tiết kiệm điện nước.
Chọn chế độ vắt phù hợp
Vắt quần áo là một công đoạn vô cùng hữu ích của máy giặt, giúp quần áo nhanh chóng khô ráo khi mang ra phơi. Với những quần áo, chăn ga dày, nặng có thể chọn chế độ vắt cực khô để rút ngắn thời gian phơi, sấy. Còn những loại quần áo nhẹ hơn thì chọn chế độ vắt thấp hơn để tiết kiệm điện năng.
Vệ sinh máy giặt định kỳ
Sau một thời gian sử dụng, máy giặt có thể bị tích các bụi bẩn trong lồng giặt, ống xả. Điều này không chỉ khiến quần áo không được giặt sạch hoàn toàn mà còn gây lãng phí điện năng. Vệ sinh máy giặt giúp quần áo sạch hơn, tăng tuổi thọ cho máy và giúp máy vận hành an toàn hơn.
Tránh giặt quần áo vào giờ cao điểm
Hiện nay ở nhiều nước trên thế giới đã áp dụng chế độ phân giá điện cho những giờ sử dụng khác nhau. Nếu sử dụng điện ở giờ cao điểm thì giá sẽ cao hơn, và ngược lại. Vì vậy, nếu bạn không bận và có thời gian thì nên giặt và những giờ ưu tiên với mức giá điện thấp, bạn sẽ tiết kiệm được không ít điện.
Chọn loại bột giặt thích hợp
Hiện nay có rất nhiều loại bột giặt chuyên dùng cho máy giặt cửa trước và cửa trên. Sử dụng các loại bột giặt máy sẽ giúp giặt tẩy nhanh hơn so với bột giặt thông thường, hơn nữa nhờ tạo ít bọt nên sẽ tiết kiệm nước trong quá trình giặt.
Tận dụng nước thải sau khi giặt
Sau mỗi một chu trình giặt, phần nước thải ra là rất nhiều. Bạn có thể tận dụng phần nước này dùng để rửa xe, rửa sân,... bằng cách lắp thêm một bồn chứa nước thải kế bên máy giặt.
Chọn vị trí đặt máy giặt cân bằng
Nếu máy giặt được đặt ở nơi bất hợp lý, sẽ khiến máy thường xuyên báo lỗi, thậm chí không hoạt động. Trong quá trình hoạt động máy có thể di chuyển khi rung, lắc mạnh giảm tuổi thọ của máy, từ đó làm máy hoạt động không tốt dẫn đến tiêu hao điện nước.